Đối tượng K2 (dân tộc thiểu số) khi chuyển tuyến trung ương có cần giấy xin chuyển tuyến không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 04/12/2019

Xin chào tổ tư vấn. Chú tôi ở Đắk Nông là dân tộc thiểu số và được cấp thẻ BHYT K2. Vậy, cho tôi hỏi khi chú tôi chuyển tuyến lên điều trị nội trú ở bệnh viện tuyến trung ương trong Sài Gòn thì có cần có giấy chuyển viện không? Mong phản hồi thông tin cho tôi để tôi có thể giúp chú mình về mặt chuẩn bị giấy tờ chuyển viện nếu thật sự cần phải có giấy chuyển viện thì BHYT mới chi trả!

 

 

    • Đối tượng K2 (dân tộc thiểu số) khi chuyển tuyến trung ương có cần giấy xin chuyển tuyến không?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Quyết định 1351/2015/QĐ-BHXH quy định:

      “Điều 4. Mã nơi đối tượng sinh sống

      Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể:

      2. Ký hiệu K2: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xãhội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

      Theo đó, mức hưởng BHYT đối với đối tượng K2 nêu trên được quy định như sau:

      Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:
      ...
      14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
      ...
      Theo đó, căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

      “Điều 22 Mức hưởng bảo hiểm y tế

      1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
      ...
      c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;
      ..."

      Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quyết định 1351/2015/QĐ-BHXH:

      “Những thẻ BHYT có mã nơi đối tượng sinh sống (ký hiệu: K1, K2, K3) khi tự đi KCB không đúng tuyến, được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương (không cần giấy chuyển tuyến KCB).”

      => Như vậy, bệnh nhân có thẻ bảo hiểm K2 khi chuyển tuyến lên điều trị nội trú tuyến trung ương không cần giấy xin chuyển tuyến vẫn được BHYT thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh.

      Trên đây là nội dung hỗ trợ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn