Đối tượng là công chức được cử đi học nước ngoài có phải đóng BHXH?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 09/05/2022

Đối tượng là công chức được cử đi học nước ngoài có phải đóng BHXH? Có phải đóng BHXH trong thời gian phải ngừng việc? Đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản có phải đóng BHXH không?

    • Đối tượng là công chức được cử đi học nước ngoài có phải đóng BHXH?

      Tôi là công chức được UBND tỉnh cử đi học nước ngoài, hưởng 40% lương. Vậy, tôi có thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc không? Nếu có, mức đóng BHXH như thế nào? Dựa trên cơ sở nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

      Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

      Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

      ==> Như bạn trình bày thì bạn được cử đi nước ngoài học và hưởng 40% lương. Theo quy định trên đây thì bạn vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

      Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Tiền lương đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản có đóng BHXH không?

      Em đã nghỉ thai sản được 04 tháng và cảm thấy sức khỏe ổn định. Em muốn quay lại làm việc để kiểm thêm thu nhập. Ban tư vấn cho em hỏi tiền lương đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản có đóng BHXH không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

      Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

      ==> Như vây, theo quy định trên đây thì tiền lương đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

      Mức đóng được quy định Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

      Trách nhiệm đóng của các đối tượng Tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm
      BHXH BHYT Tổng cộng
      Doanh nghiệp 17% 3% 20%
      Người lao động 8% 1,5% 9,5%
      TỔNG 29,5%
      Mức đóng BHXH = Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm x Tỷ lệ trích đóng

      Tiền thưởng đột xuất có trích đóng BHXH không?

      Anh chị cho em hỏi tháng sau em sẽ nhận được tiền thưởng đột xuất của công ty là tiền thưởng sáng kiến và tiền thưởng quý. Hai khoản này có được dùng để tính đóng BHXH cho tháng sau không? Mong anh chị tư vấn giúp em

      Trả lời: Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

      ...

      Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

      Khoản 2 và Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

      2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH .

      3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

      Căn cứ theo các quy định nêu trên thì tiền thưởng đột xuất như sáng kiến, tiết kiệm vật tư, tiền thưởng hàng quý, hàng năm,...không làm căn cứ để tính đóng BHXH bắt buộc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn