Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong Bộ Quốc phòng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/03/2018

Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Hải, có thắc mắc về chế độ Bảo hiểm xã hội muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

    • Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 12 Thông tư 181/2016/TT-BQP hướng dẫn hồ sơ quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ BHXH trong Bộ Quốc phòng, cụ thể như sau:

      - Đơn đề nghị giám định TNLĐ, BNN (lần đầu hoặc tái phát hoặc giám định tổng hợp) của người lao động (Mẫu số 14-HBQP).

      - Văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị cấp đầu mối trực thuộc Bộ.

      - Giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền hoặc của cơ quan BHXH (Mẫu số 15A-HBQP).

      - Ngoài hồ sơ hướng dẫn tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, có thêm:

      + Trường hợp đề nghị giám định thương tật lần đầu do TNLĐ: Hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 4, 6 Điều 13 Thông tư này và bản sao sổ BHXH;

      + Trường hợp đề nghị giám định lần đầu do BNN: Hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 14 Thông tư này và bản sao sổ BHXH;

      + Trường hợp đề nghị giám định TNLĐ tái phát:

      ++ Các giấy tờ điều trị vết thương tái phát:

      ++ Đối với người lao động điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT;

      ++ Đối với người lao động điều trị ngoại trú: Bản sao giấy tờ về khám, điều trị bệnh, thương tật do TNLĐ, bao gồm: Sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú.

      + Biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó;

      + Bản sao hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ.

      - Trường hợp đề nghị giám định BNN tái phát:

      + Hồ sơ khám BNN hoặc hồ sơ BNN hoặc sổ khám sức khỏe phát hiện BNN (sau đây được viết tắt là hồ sơ khám BNN);

      + Các giấy tờ điều trị BNN tái phát:

      ++ Đối với người lao động điều trị nội trú do BNN tái phát hoặc tiến triển: Bản sao giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT;

      ++ Đối với người lao động điều trị ngoại trú do BNN tái phát hoặc tiến triển: Bản sao giấy tờ về khám, điều trị bệnh, thương tật, bệnh tật do BNN tái phát, bao gồm: Sổ y bạ, sổ khám bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú.

      + Bản sao biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó.

      - Trường hợp đề nghị giám định tổng hợp:

      + Bản sao biên bản giám định y khoa lần liền kề trước đó (đối với các trường hợp đã khám giám định);

      + Các giấy tờ khác theo hướng dẫn tại Điểm a, b, c, d Khoản này phù hợp với đối tượng và loại hình giám định.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 181/2016/TT-BQP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 12 Thông tư 181/2016/TT-BQP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn