Học sinh lớp 1 sinh trước tháng 10 đóng BHYT nhiều hơn có đúng không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/10/2019

Con tôi mới vào nhập học lớp 1 năm học 2019-2020 nhà trường thông báo mức đóng BHYT tính theo năm sinh con tôi sinh tháng 01/2013 nên phải đóng ở mức cao nhất, cụ thể chia làm 4 mức đóng như sau:

1. Từ tháng 1/2013- 1/10/2013 đóng 704.025 đồng

2. Từ 2/10 đến 1/11 đóng 657.090 đồng

3. Từ 2/11 đến 1/12 đóng 610.155 đồng

4. từ 2/12 đến 31/12 đóng 563.220 đồng

Nhà trường quy định BHYT thu theo tháng sinh của học sinh như thế có đúng không? Xin được tư vấn.

    • Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 7 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

      "2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:

      a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;

      b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.

      7. Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:

      a) Thẻ bảo hiểm y tế được cấp hằng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó:

      - Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;

      - Đối với học sinh lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm đó.

      Theo đó, con bạn sinh ngày tháng 01/2013 (trước ngày 30/9) ==> Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9/2019.

      Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT của học sinh, sinh bằng 4,5% mức lương cơ sở. Bên cạnh đó, tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế. Và mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

      Như vậy, hàng tháng học sinh, sinh viên phải đóng BHYT như sau:

      1.490.000 đồng x 4,5% x 70% = 46.935 đồng. ==> 12 tháng đóng BHYT = 563.220 đồng.

      Theo quy định trên, đối với học sinh lớp 1 thì giá trị sử dụng của thẻ BHYT từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học. Vì thời hạn thẻ BHYT tính theo năm dương lịch, cho nên thẻ BHYT của học sinh đến 31/12 mới hết hạn sử dụng.

      Đồng nghĩa với việc con của bạn mua BHYT sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2020. Trong khi đó, con của bạn sinh tháng 01/2013 thì thẻ BHYT miễn phí (trẻ dưới 6 tuổi) của bé sẽ hết hạn vào ngày 30/09/2019. Do đó nhà trường sẽ thu thêm tiền BHYT từ tháng 10 đến tháng 12/2019 là 03 tháng tương đương với số tiền 140.805 đồng.

      Như vậy, nhà trường thu 2 khoản tiền BHYT là 12 tháng + 3 tháng = 563.220 + 140.805 = 704.025 đồng

      Do đó, bạn nên liên hệ lại với nhà trường xem trên thẻ BHYT của con bạn có phải hết hiệu lực vào ngày 31/12/2020. Nếu hết hiệu lực vào ngày này thì nhà trường thu số tiền đóng BHYT 704.025 đồng đối với học sinh sinh trước tháng 10 là hoàn toàn hợp lý.

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn