Khám BHYT nhưng phải tự mua thuốc có đúng không? Đã có BHYT hộ nghèo thì có cần đóng BHYT ở công ty nữa không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/05/2022

Khám BHYT nhưng phải tự mua thuốc có đúng không? Đã có BHYT hộ nghèo thì có cần đóng BHYT ở công ty nữa không? Đóng BHXH tự nguyện 154 nghìn/tháng khi nghỉ hưu có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?

    • Khám BHYT nhưng phải tự mua thuốc có đúng không? Đã có BHYT hộ nghèo thì có cần đóng BHYT ở công ty nữa không?
      (ảnh minh họa)
    • Khám BHYT nhưng phải tự mua thuốc có đúng không?

      Xin chào luật sư. Vợ tôi mang thai và đi khám có dùng BHYT nhưng khi bác sĩ kê đơn thuốc thì một số thuốc được cấp theo BHYT của bệnh viện, một số vợ tôi phải ra ngoài mua mà phải bỏ tiền để mua không được bảo hiểm chi trả dù đã đi đúng bệnh viện tuyến đăng ký ban đầu. Vậy luật sư cho tôi hỏi như vậy là đúng hay sai?

      Trả lời: Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008' onclick="vbclick('14114', '363926');" target='_blank'>Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014' onclick="vbclick('3A3AA', '363926');" target='_blank'>Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì:

      Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

      - Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

      - Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

      - Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

      Theo quy định này, khi người dân sử dụng thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh thì được BHYT chi trả tương ứng với quyền lợi của từng đối tượng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại thuốc nào cũng thuộc đối tượng được BHYT chi trả mà sẽ phụ thuộc vào loại thuốc đó có thuộc danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế hay không.

      Nếu loại thuốc được bệnh viện kê đơn không thuộc đối tượng chi trả của BHYT thì người dân phải tự bỏ chi phí ra để mua thuốc, có thể mua trong bệnh viện hoặc ở ngoài nhà thuốc, quầy thuốc.

      Do đó, đối với trường hợp của vợ anh, nếu thuốc mà bác sĩ kê đơn cho vợ anh không thuộc danh mục thuốc được BHYT chi trả thì vợ anh phải tự mua là đúng với quy định pháp luật.

      Đã có BHYT hộ nghèo thì có cần đóng BHYT ở công ty nữa không?

      Nhà em có BHYT hộ nghèo, nay em mới vào làm việc tại công ty may. Vậy thì có phải đóng BHYT ở công ty nữa không ạ? Hay em chỉ cần photo thẻ ở nhà mang đi nộp ạ.

      Trả lời: Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014' onclick="vbclick('3A3AA', '363926');" target='_blank'>Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 (sửa đổi Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008) có quy định như sau:

      “Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

      1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

      a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

      b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

      3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

      h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

      ...."

      Và Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014' onclick="vbclick('3A3AA', '363926');" target='_blank'>Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về việc đóng BHYT như sau:

      Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

      Theo đó, bạn thuộc 2 đối tượng tham gia BHYT: người lao động và người thuộc hộ nghèo thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà bạn được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế.

      Như vậy, bạn sẽ đóng theo đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Tức là bạn đã có BHYT hộ nghèo nhưng khi đi làm tại công ty thì vẫn phải đóng BHYT tại công ty.

      Đóng BHXH tự nguyện 154 nghìn/tháng khi nghỉ hưu có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?

      Tôi định đóng mức BHXH tự nguyện mức 154 ngàn đồng/1 tháng. Vậy sau này về hưu, tôi có được cấp miễn phí thẻ BHYT hay không? Hay tôi phải đóng mức cao hơn 154 ngàn mới được cấp thẻ đó?

      Trả lời: Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014' onclick="vbclick('3A3AA', '363926');" target='_blank'>Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 (sửa đổi Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008) quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT, theo đó:

      Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

      - Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

      - Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

      - Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

      - Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

      Theo đó, người được hưởng lương hưu là đối tượng được tổ chức bảo hiểm xã hội đóng BHYT. Pháp luật không đặt ra yêu cầu người được hưởng lương lưu phải có mức đóng BHXH bao nhiêu mới được cấp thẻ BHYT. Hơn nữa, thời điểm hưởng lương hưu căn cứ vào độ tuổi, số năm đóng BHXH.

      Vì vậy, anh/chị đóng BHXH tự nguyện với mức 154 nghìn đồng/tháng thì khi đủ điều kiện hưởng lương hưu vẫn sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn