Khám chữa bệnh trái tuyến có cần phải có giấy chuyển viện không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/10/2019

Xin chào phía mọi người. Cho tôi hỏi: Theo quy định thì khi thực hiện khám chữa bệnh có cần phải có giấy chuyển tuyến thì mới được thanh toá tiền bảo hiểm không? Bởi vì tôi đăng ký bệnh viện đa khoa khu vực Bình Thạnh nhưng tôi muốn khám ở Bệnh viện đại học Y dược cho tiện công việc thì liệu có được thanh toán tiền bảo hiểm không khi không có giấy chuyển viện vậy?

 

    • Khám chữa bệnh trái tuyến có cần phải có giấy chuyển viện không?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:

      “Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

      3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

      a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

      b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

      c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

      5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”

      Ngoài ra, căn cứ Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT có nội dung quy định như sau:

      Điều 12. Sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

      1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế:

      a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

      b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

      Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, nơi đăng ký KCB ban đầu của bạn tại bệnh viện đa khoa khu vực quận Bình Thạnh. Nếu bạn tự đi khám chuyên khoa tại bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh mà không có giấy chuyển tuyến thì bạn không được thanh toán chi phí khám bệnh.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn