Không đóng đủ phí bảo hiểm con người đúng thời hạn thỏa thuận thì có được nhận bồi thường không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/03/2022

Không đóng đủ phí bảo hiểm con người theo thời hạn thỏa thuận thì có được nhận bồi thường không? Tôi ngưng đóng bảo hiểm con người trong 03 tháng thì chồng tôi mất vì đột quỵ tôi muốn hỏi là tôi chưa được nhận lại tiền đóng bảo hiểm thì tôi vẫn có thể nhận bồi thường đúng không?

    • Không đóng đủ phí bảo hiểm con người đúng thời hạn thỏa thuận thì có được nhận bồi thường không?
      (ảnh minh họa)
    • Bảo hiểm con người gồm những đối tượng nào?

      Tại Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 do cũng quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người như sau:

      1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.

      2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

      a) Bản thân bên mua bảo hiểm;

      b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

      c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

      d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

      Theo đó, bảo hiểm con người là bảo hiểm được đề cập phía trên là bảo hiểm về tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.

      Không đóng đủ phí bảo hiểm con người theo thời hạn thỏa thuận thì có được nhận bồi thường không?

      Căn cứ Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như sau:

      Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

      1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;

      2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

      3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

      Bên cạnh đó, tại Điều 24 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm như sau:

      1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.

      2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

      3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.

      4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc không đóng đủ bảo hiểm có thể là căn cứ để chấm dứt hợp đồng. Khi xảy ra mất mát trong thời gian gia hạn thì công ty bảo hiểm vẫn phải chi trả trách nhiệm bồi thường cho người mua và người mua sẽ áp đóng lại phí quá hạn.

      Tuy nhiên, đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì đây là bảo hiểm con người thuộc trường hợp ngoại lệ. Do đó, việc không đóng đủ bảo hiểm sẽ không có cơ sở để phía bảo hiểm chi trả tiền cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn