Kinh doanh bánh mì lưu động có cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/07/2022

Kinh doanh bánh mì lưu động có cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể không? Hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội không?

Tôi do làm ăn thất bại nên đành dành dụm lại được chút vốn mở cửa hàng nhỏ kinh doanh bánh mì thì tôi có cần đăng ký kinh doanh hộ gia đình cá thể không? Hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội không? Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • Kinh doanh bánh mì lưu động có cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể không?

      Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP' onclick="vbclick('4286', '368812');" target='_blank'>Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định như sau:

      1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là "th­ương nhân" theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

      a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

      b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

      c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

      d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

      đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

      e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

      2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

      Theo quy định trên thì hoạt động kinh doanh của bạn không thuộc một trong các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh.

      Hộ kinh doanh cá thể có thể tham gia bảo hiểm xã hội không?

      Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '368812');" target='_blank'>Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng, cụ thể như sau:

      3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

      Như vậy, nếu bạn là người sử dụng lao động của hộ kinh doanh cá thể thì bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn