Luật BHXH 2014 và quy định về đối tượng người lao động nước ngoài

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/09/2016

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 sắp có hiệu lực vào ngày 01/01/2016 tới đây thì đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại khoản 2 Điều 2 là: “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.” Tuy nhiên, tại các Điều khoản hướng dẫn về các chế độ BHXH bắt buộc thì Điều khoản về Đối tượng áp dụng các chế độ đó, cụ thể là Điều 24, 30, 42, 53 lại không quy định đối tượng áp dụng là người lao động quy định tại khoản 2 Điều 2. Như vậy thì theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mặc dù người lao động là công dân nước ngoài đã được quy định là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng trong các quy định cụ thể về các chế độ thì lại không nhắc đến đối tượng này, vì vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy định này cho người lao động nước ngoài. Trên đây là băn khoăn của tôi, kính mong luật sư giải đáp nếu như tôi hiểu chưa rõ vấn đề. Chân thành cảm ơn!

    • Chào bạn,

      Tại khoản 2 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 có quy định đối tượng tham gia BHXH: “Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

      Như vậy, tuy là mới mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cho đối tượng này nhưng về các chế độ BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì chưa quy định đối tượng hưởng là đối tượng này như bạn nắm bắt là chính xác. Như vậy, Chính phủ sẽ có một nghị định riêng về tham gia BHXH bắt buộc cho đối tượng này nên bạn hãy chờ xem nhé.

      Thân chào

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn