Mang thai 3 tháng xin nghỉ có được hưởng trợ cấp thai sản? Nghỉ chăm vợ sinh có được hưởng cả lương cả tiền thai sản?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/03/2022

Mang thai 3 tháng xin nghỉ có được hưởng trợ cấp thai sản? Nghỉ chăm vợ sinh có được hưởng cả lương cả tiền thai sản không? Đang làm việc tại công ty có được tự nộp hồ sơ hưởng thai sản? 

    • 1. Xin nghỉ khi đang mang thai 3 tháng có được hưởng trợ cấp thai sản?

      Em đóng BHXH đầy đủ, giờ em đang mang thai hơn 3 tháng. Bây giờ muốn xin nghỉ thì có được hưởng tiền thai sản không?

      Trả lời:

      Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '359976');" target='_blank'>Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

      - Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      + Lao động nữ mang thai;

      + Lao động nữ sinh con;

      + Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

      + Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

      + Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

      + Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

      - Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

      - Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

      - Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

      Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản chị cần đóng đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Đối chiếu với trường hợp trên, nếu đảm bảo trước khi chị nghỉ có đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh sẽ được nhận chế độ thai sản.

      2. Nghỉ chăm vợ sinh có được hưởng cả lương cả tiền thai sản?

      Em muốn hỏi luật sư sắp tới vợ em sinh vậy 5 ngày nghỉ theo luật khi vợ sinh em có được vừa hưởng lương vừa hưởng tiền thai sản không ạ?

      Trả lời:

      Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

      Theo đó, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội được nghỉ khi vợ sinh con. Thời gian nghỉ từ 5 đến 14 ngày làm việc tùy từng trường hợp theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

      Như vậy, theo quy định pháp luật, việc nghỉ làm để hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con là quyền lợi của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội.

      Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 thì:

      Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

      Như vậy, theo quy định này, về nguyên tắc 5 ngày nghỉ khi vợ sinh, bạn chỉ được hưởng tiền thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

      Tuy nhiên, nếu công ty bạn có chính sách trả lương cho những ngày này thì bạn vừa có thể được hưởng tiền thai sản vừa được hưởng lương những ngày nghỉ chăm vợ sinh.

      3. Đang làm việc tại công ty có được tự nộp hồ sơ hưởng thai sản?

      Đang làm việc tại công ty có được tự nộp hồ sơ hưởng thai sản? Con em sinh được 2 tháng rồi nhưng em chưa làm khai sinh, em nộp hồ sơ hưởng tiền thai sản thì công ty mà phía công ty không chấp nhận giấy chứng sinh mà đòi giấy khai sinh mới làm cho em. Em muốn tự nộp hồ sơ lên bảo hiểm mà không cần qua công ty được không?

      Trả lời:

      Thứ nhất, về hồ sơ hưởng chế độ thai sản có được dùng giấy chứng sinh không?

      Căn cứ quy định tại Điểm a Mục 2.2.2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 và Khoản 1 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì trường hợp lao động nữ sinh con không thuộc các trường hợp đặc biệt như con mất sau khi sinh, người mẹ phải nghỉ việc để dưỡng thai,... thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ bao gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.

      Như vậy, khi làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản, người lao động có thể sử dụng giấy chứng sinh bản sao hoặc giấy khai sinh bản sao, trích lục giấy khai sinh chứ không nhất thiết phải sử dụng giấy khai sinh như công ty chị trả lời.

      Thứ hai, người lao động có được tự đi làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi đang làm việc tại công ty không?

      Theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

      Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động.

      Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

      Như vậy, trường hợp người lao động đang làm việc tại công ty thì việc nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người lao động bắt buộc phải nộp thông qua công ty chứ người lao động không được tự mình đi nộp hồ sơ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội.

      Trường hợp công ty không chấp nhận giấy chứng sinh để làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chị, chị có thể khiếu nại trực tiếp lên giám đốc công ty để được giải quyết.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn