Mức hưởng chế độ ốm đau, thai sản khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/11/2016

Bạn đọc từ địa chỉ email: nguyenha.ac***@gmail.com hỏi: Đơn vị tôi là Công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, từ năm 2015 trở về trước đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định (Nghị định 205/2004). Căn cứ Công văn số 4333/LĐTBXH-BHXH ngày 26/10/2015 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện BHXH đối với người lao động làm việc trong các Doanh nghiệp nhà nước, từ ngày 01/01/2016 trở đi thực hiện đóng, hưởng BHXH theo quy định Bộ Luật Lao động năm 2012 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong năm 2015 và 2016, đơn vị tôi có trường hợp người lao động mắc bệnh phải chữa trị bệnh dài ngày. Thời gian điều trị đợt 1 từ ngày 01/10/2015 đến tháng 25/04/2016 và đợt 2 từ ngày 12/5/2016 đến 31/7/2016 (từ 26/4/2016 đến 11/5/2016 người lao động vẫn nghỉ ốm nhưng không có hồ sơ chứng từ). Khi tôi làm hồ sơ đề nghị cơ quan BHXH thanh toán chế độ ốm đau dài ngày cho người lao động thì được cơ quan BHXH thanh toán đủ số ngày nghỉ ốm theo quy định nhưng số tiền thanh toán được cơ quan BHXH cụ thể như sau: Hệ số lương của người lao động trước khi nghỉ việc hưởng BHXH là: 2,65. * Đợt 1: Từ 01/10/2015 đên 25/4/2016. - (2,65 x 1.150.000) x 5 tháng x 75% = 11.428.100 đồng. - (2,65 x 1.150.000) /24 x 25 ngày x 75% = 2.380.800 đồng. * Đợt 2: từ 12/5/2016 đến 31/7/2016. - (2,65 x 1.150.000) x 2 tháng x 75% = 4.571.300 đồng. - (2,65 x 1.150.000) / 24 x 20 ngày x 75% = 1.904.700 đồng. Tổng số tiền cơ quan BHXH thanh toán: (11.428.100 + 2.380.800 + 4.571.300 + 1.904.700) = 20.284.900 đồng. Thực hiện theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.150.000 lên 1.210.000; Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ BHXH thực hiện theo Luật BHXH. Như vậy người lao động đơn vị tôi  đang hưởng lương theo Hệ số lương do Nhà nước quy định, khi có thay đổi về tiền lương sao không được thực hiện điều chỉnh tiền lương từ 1.150.000 lên 1.210.000? Chế độ thai sản: Tương tự như chế độ ốm đau. Ngày 01/5/2016, đơn vị tôi có cô Nguyễn Thị An, nghỉ sinh con. Tháng 6/2016 đơn vị làm thủ tục thanh toán Chế độ thai sản cho người lao động và được cơ quan BHXH xét duyệt cụ thể như sau: - Tiền lương của cô An trước khi nghỉ việc. Tháng 11 đến 12/2015: 2,65 Tháng 01 đến 04/2016: 3.000.000 đồng. - Tiền lương cơ quan BHXH thanh toán:           (2,65 x 1.150.000) x 2 = 6.095.000 đồng.           3.000.000 x 4 = 12.000.000 đồng. Lương bình quân 6 tháng trước khi nghỉ việc: (6.095.000 + 12.000.000) = 18.095.000 đồng/6tháng = 3.015.800 đồng. - Chế độ thai sản: 3.015.800 x 6 + 2.420.000 = 20.514.800 đồng. Thực hiện theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1.150.000 lên 1.210.000; Công văn số 3432/LĐTBXH-BHXH ngày 08/9/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ BHXH thực hiện theo Luật BHXH. Như vậy 02 tháng 11 và 12 năm 2015, người lao động đơn vị tôi hưởng lương theo Hệ số lương do nhà nước quy định và nghỉ sinh vào tháng 5/2016 sao không được tính tiền lương cơ sở 1.210.000?

    • Theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 và Khoản 3 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ LĐ-TB&XH thì mức hưởng chế độ ốm đau, thai sản không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

      Tại Điểm 1 Công văn 2917/LĐTBXH-BHXH ngày 08/8/2016 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH kể từ ngày 01/5/2016: người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu hưởng chế độ ốm đau, thai sản hoặc dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ ngày 01/5/2016 trở đi thì mức hưởng được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng.

      Chế độ ốm đau:

      Đối chiếu với quy định trên, trường hợp người lao động mắc bệnh phải chữa trị bệnh dài ngày của đơn vị Bạn, có thời gian điều trị đợt 2 từ ngày 12/5/2016 đến 31/7/2016. Nếu đơn vị Bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng; nếu đơn vị Bạn không thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì không được điều chỉnh mức hưởng.

      Chế độ thai sản:

      Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hơp của bạn Nguyễn Thị An nghỉ sinh con từ ngày 01/5/2016 mức trợ cấp 01 lần khi sinh con được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng. Nếu đơn vị Bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn