Nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/03/2017

Bạn đọc số 01638737XXX gọi đến số điện thoại TVPL của Báo Lao Động 0961.360.559 hỏi: Tôi nghỉ thai sản thì có được hưởng phụ cấp không? Tôi muốn đi làm sớm phải làm sao?

    • Khoản tiền chế độ thai sản là do cơ quan BHXH chi trả căn cứ vào mức lương bạn đóng BHXH khi bạn đủ điều kiện quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
      Điểm a, Khoản 1, Điều 39 Luật BHXH 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
      Điều 157 BLLĐ 2012 quy định, thời gian lao động nữ được hưởng chế độ thai sản là 6 tháng, trường hợp trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của NLĐ và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng.
      Như vậy, việc bạn có được hưởng các phụ cấp khác hay không còn phụ thuộc vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể Cty nơi bạn làm việc. Muốn đi làm sớm, bạn cần nghỉ chế độ thai sản ít nhất 4 tháng, và cần có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không ảnh hưởng đến sức khỏe và được sự đồng ý của người sử dụng lao động (NSDLĐ).

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn