Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/08/2022

Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không? Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Tôi vừa kết thúc hợp đồng làm việc tại Công ty sản xuất bánh kẹo C. Cho tôi hỏi là khi kết thúc hợp đồng thì tôi là người tự chốt sổ bảo hiểm xã hội hay là bên công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội cho tôi?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, tôi cảm ơn.

    • 1. Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?

      Tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

      5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

      Ngoài ra còn theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

      a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

      b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

      Như vậy, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động và thực hiện phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội. Nên khi bạn không thể tự mình chốt sổ bảo hiểm xã hội khi đã nghỉ việc ở công ty cũ. Bạn phải đến công ty cũ yêu cầu họ thực hiện thủ tục chốt bảo hiểm xã hội cho bạn.

      2. Công ty cũ không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?

      Căn cứ Khoản 2 và Khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

      2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền cho người lao động theo quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; không cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo một trong các mức sau đây:

      a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

      b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

      c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

      d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

      đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả

      a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều này;

      b) Buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này;

      c) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

      Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

      1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      Do đó, công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi đã kết thúc hợp đồng thì sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Trường hợp của bạn nếu công ty không tiến hành làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì công ty sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài ra buộc công ty phải hoàn thành thủ tục chốt và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn