Người lao động có thể được hưởng bảo hiểm xã hội về bệnh nghề nghiệp là Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp từ 01/4/2023?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/02/2023

Cho tôi xin hỏi người lao động bị bệnh do tiếp xúc với vi rút COVID - 19 có được hưởng bảo hiểm xã hội hay không? - Câu hỏi của Thanh Xuân (Hà Nội).

    • Người lao động có thể được hưởng bảo hiểm xã hội về bệnh nghề nghiệp là Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp từ 01/4/2023?

      Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/04/2023) có quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm như sau:

      Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định

      1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

      2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

      3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

      4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

      5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

      6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

      7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

      8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

      9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

      10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

      11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.

      12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.

      13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.

      14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.

      15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.

      16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.

      17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.

      18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.

      19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.

      20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.

      21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.

      22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.

      23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.

      24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.

      25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.

      26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 26 ban hành kèm theo Thông tư này.

      27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.

      28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này.

      29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư này.

      30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư này.

      31. Bệnh lao nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này.

      32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư này.

      33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông tư này.

      34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 34 ban hành kèm theo Thông tư này.

      35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này

      Theo đó, từ ngày 01/4/2023, Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội. Do đó, người lao động có thể được hưởng bảo hiểm xã hội về bệnh nghề nghiệp là Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp.

      (Hình từ Internet)

      Những công việc nào được xem là làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút COVID - 19?

      Tại Phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh covid-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/04/2023) quy định người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 như sau:

      1) Người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

      2) Người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2.

      3) Người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 gồm:

      - Người làm nghề, công việc trực tiếp trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà;

      - Người vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19;

      - Người vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19;

      - Người giám sát, điều tra, xác minh dịch COVID-19;

      - Nhân viên hải quan, ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh;

      - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng;

      - Chiến sỹ, sĩ quan thuộc lực lượng công an;

      - Người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.

      Mẫu Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút sars-cov-2 được quy định như thế nào?

      Theo Phụ lục 36 Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút sars-cov-2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/04/2023) quy định như sau:

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
      ---------------

      BIÊN BẢN

      XÁC ĐỊNH TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP VỚI VI RÚT SARS-COV-2

      Họ và tên: ……………………………………………….Tuổi: ………….. Giới tính: ………….

      Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

      Nơi công tác: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

      1. Hoàn cảnh lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2, thông tin về nguồn gây bệnh trong quá trình lao động: (mô tả chi tiết)

      ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

      ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

      2. Có tiếp xúc hoặc lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 từ người trong gia đình, bạn bè, người thân hoặc những người không trong quá trình lao động:

      Có □ Không □

      Nếu có: nêu cụ thể hoàn cảnh, thời gian

      ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

      ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

      3. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 lần đầu: ngày... tháng …. năm ....

      4. Tình trạng sức khỏe sau khi mắc bệnh COVID-19:

      ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

      ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


      Người lao động
      (Ký tên, ghi rõ họ tên)

      ……, ngày....tháng ….năm 202...
      Thủ trưởng đơn vị hoặc lãnh đạo đơn vị cử tham gia chống dịch
      (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn