Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nghỉ việc hơn nữa tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/07/2022

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nghỉ việc hơn nữa tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

Chào ban biên tập, công ty tôi có thuê một người nước ngoài làm việc theo hợp đồng tại tp HCM, nhưng tháng này anh đó có việc nên đã nghỉ việc không lương hơn nữa tháng rồi thì anh đó có phải đóng bảo hiểm xã hội đối với những ngày đi làm còn lại không? Xin nhờ ban biên tập tư vấn.

    • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nghỉ việc hơn nữa tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

      Căn cứ Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP' onclick="vbclick('5479C', '369000');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

      1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

      2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

      Như vậy, người lao động nước ngoài tại công ty của bạn nghỉ việc không hưởng lương hơn nữa tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

      Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

      Theo Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

      1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

      a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

      b) 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (Điểm này hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2020/NĐ-CP)

      c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

      2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này.

      3. Căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng tại điểm b khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

      4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn