Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/05/2022

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng Chế độ thai sản hay không? Điều kiện được hưởng Chế độ thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là như thế nào? Chào anh chị, cho tôi hỏi tôi hiện nay đang là nội trợ gia đình và đang có dự định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Anh chị cho tôi hỏi nếu tôi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được hưởng Chế độ thai sản hay không, điều kiện được hưởng Chế độ thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội là như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị rất nhiều.

    • Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản hay không?

      Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '364072');" target='_blank'>Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

      1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

      a) Ốm đau;

      b) Thai sản;

      c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

      d) Hưu trí;

      đ) Tử tuất.

      2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

      a) Hưu trí;

      b) Tử tuất.

      3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

      Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

      Điều kiện được hưởng chế độ thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là như thế nào?

      Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

      1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Lao động nữ mang thai;

      b) Lao động nữ sinh con;

      c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

      d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

      đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

      e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

      2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

      3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

      4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn