Người trong cùng một gia đình có được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh hay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/05/2022

Người trong cùng một gia đình có được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh hay không? Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chào anh chị, em đang là sinh viên và thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Mẹ em không có bảo hiểm y tế. Anh chị cho em hỏi em có thể cho mẹ mượn thẻ bảo hiểm y tế để đi khám bệnh hay không? Nhờ anh chị tư vấn. Cảm ơn anh chị. 

    • Người trong cùng một gia đình có được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh hay không?
      (ảnh minh họa)
    • Người trong cùng một gia đình có được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh hay không?

      Tại Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:

      1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

      2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.

      3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

      4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

      5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không cho phép người tham gia bảo hiểm y tế cho người khác mượn thẻ của mình. Chính vì vậy, những người trong cùng một gia đình không được mượn bảo hiểm y tế của nhau đi khám bệnh.

      Cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

      Tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính khi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế như sau:

      1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

      a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

      b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

      2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

      Theo đó, tùy vào mức độ gây thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế, người cho người khác mượn thẻ bảo hiểm sẽ bị áp dụng mức phạt khác nhau.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn