Nhân viên có bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp tạm dừng đóng BHXH hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/07/2022

Nhân viên có bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp tạm dừng đóng BHXH hưởng Chế độ thai sản như thế nào? Có được nhận trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc trước thai sản trong thời gian dịch Covid-19? Có được nghỉ dưỡng sức sau sinh trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai sau khi nghỉ hưởng Chế độ thai sản

    • Nhân viên có bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp tạm dừng đóng BHXH hưởng chế độ thai sản như thế nào?

      Em đang mang thai tháng thứ 6, vừa rồi do Covid-19 bên em đang tạm dừng đóng BHXH (quỹ hưu trí, tử tuất). Vậy việc doanh nghiệp tạm dừng đóng BHXH, có ảnh hưởng đến chế độ thai sản của nhân viên không?

      Trả lời:

      Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '368728');" target='_blank'>Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

      1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Lao động nữ mang thai;

      b) Lao động nữ sinh con;

      c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

      d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

      đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

      e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

      2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

      ...

      Và theo Công văn 860/BHXH-BT năm 2020 thì:

      Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, không thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng, hoặc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 gây ra nếu doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm; đồng thời, hàng tháng đôn đốc doanh nghiệp đóng đầy đủ, kịp thời quỹ ốm đau, thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

      Như vậy, theo quy định trên thì trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất doanh nghiệp vẫn phải đóng đầy đủ vào quỹ ốm đau, thai sản để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

      Do đó, trường hợp này nếu đáp ứng đủ điều kiện theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '368728');" target='_blank'>Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn vẫn được hưởng thai sản, vì quá trình đóng vào quỹ ốm đau, thai sản sẽ không bị gián đoạn.

      Có được nhận trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc trước thai sản trong thời gian dịch Covid-19?

      Em đang bầu 7 tháng, do dịch Covid-19 nên phải nghỉ. Em muốn hỏi nếu hoàn thành hồ sơ và lĩnh BHTN thì đến khi sinh em có được nhận thai sản không? Em sinh tháng 7.

      Trả lời:

      Điều 49 Luật Việc làm 2014 quy định Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

      1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

      a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

      b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

      2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

      3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

      4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

      a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

      b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

      c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

      d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

      đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

      e) Chết.

      Như vậy, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn phải đáp ứng các điều kiện nêu trên. Hai chế độ trợ cấp thất nghiệp và thai sản là hai chế độ độc lập, nên nếu bạn đủ điều kiện theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '368728');" target='_blank'>Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn vẫn được hưởng thai sản.

      Có được nghỉ dưỡng sức sau sinh trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản?

      Trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định. Sau khi quay lại làm có được nghỉ dưỡng sức như các trường hợp sanh con hay không?

      Trả lời:

      Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

      - Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

      - Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

      ...

      Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thực hiện theo Điều 33 của Luật này.

      Như vậy, đối với trường hợp hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu thì sau khi đi làm lại lao động nữ nếu đủ điều kiện vẫn được hưởng chế độ dưỡng sức.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn