Pháp luật có bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/12/2022

Có phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi không? Người lao động chết vì tai nạn lao động có được hưởng trợ cấp một lần từ bảo hiểm xã hội hay không? Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo hiểm xã hội?

Chào anh chị, cho em hỏi doanh nghiệp của em có người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội, năm nay đã 65 tuổi (ngoài độ tuổi lao động). Anh chị cho em hỏi vậy có cần đóng bảo hiểm cho họ hay không?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Có phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi không?

      Tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về sử dụng người lao động cao tuổi như sau:

      1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

      2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

      3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

      4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

      Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:

      1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

      a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

      b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

      c) Cán bộ, công chức, viên chức;

      d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

      đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

      e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

      g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

      h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

      i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

      2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

      3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

      4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

      5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

      Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

      Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không phân biệt người lao động trong độ tuổi lao động và người lao động cao tuổi. Chính vì vậy, người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người cao tuổi.

      Nguồn: Internet

      Người lao động chết vì tai nạn lao động có được hưởng trợ cấp một lần từ bảo hiểm xã hội hay không?

      Căn cứ Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi chết vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

      Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

      Như vậy, người lao động chết vì tai nạn lao động vẫn có thể được hưởng trợ cấp một lần từ bảo hiểm xã hội.

      Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo hiểm xã hội?

      Tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với bảo hiểm xã hội như sau:

      1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

      2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

      3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

      4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

      5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

      6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

      7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

      8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

      Trên đây là các hành vi bị nghiêm cấp đối với bảo hiểm xã hội.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn