Quá 30 ngày vợ sinh chồng không được hưởng chế độ thai sản nữa?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/03/2019

Em là dân công trình nên phải đi theo công trình khắp nơi. Đợt vừa qua em có nhận đi công trình ở ngoài Bắc 03 tháng, khi em đi thì vợ em sinh con nên em không thể về được, đến nay đã được 02 tháng rồi. Khi em về thì có lên công ty để xin nghỉ Chế độ thai sản nhưng không được vì đã quá 30 ngày nên không giải quyết. Bây giờ em phải làm sao ạ?

    • Quá 30 ngày vợ sinh chồng không được hưởng chế độ thai sản nữa?
      (ảnh minh họa)
    • Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

      - 05 ngày làm việc;

      - 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

      - Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

      - Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

      Tuy nhiên, việc giải quyết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội theo quy định trên đây chỉ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

      Đồng nghĩa, chỉ giải quyết cho lao động nam nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con trong thời hạn 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Sau thời hạn này thì lao động nam không được giải quyết nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con nữa.

      Do đó: Trường hợp vợ bạn sinh con đến nay đã được 02 tháng, đã quá thời hạn quy định, nên bạn không được giải quyết nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con nữa.

      Viêc công ty không giải quyết cho bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do đã quá 30 ngày là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với công ty xin nghỉ phép hoặc xin nghỉ việc không hưởng lương để ở nhà chăm sóc vợ con.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn