Quy định về đầu tư vốn của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/10/2017

Việc đầu tư vốn của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Văn Trường. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, việc đầu tư vốn của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Trường (truong*****@gmail.com)

    • Theo quy định tại Tiểu mục 6 Mục V Thông tư 52/2005/TT-BTC' onclick="vbclick('8F0', '206687');" target='_blank'>Tiểu mục 6 Mục V Thông tư 52/2005/TT-BTC hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp do Bộ tài chính ban hành thì việc đầu tư vốn của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được quy định như sau:

      Việc đầu tư vốn của tổ chức bảo hiểm tương hỗ phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

      - Nguồn vốn đầu tư của tổ chức bảo hiểm tương hỗ bao gồm:

      + Vốn thành lập;

      + Quỹ dự trữ bắt buộc;

      + Quỹ thặng dư và các quỹ khác được hình thành từ lợi nhuận (nếu có);

      + Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

      - Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà tổ chức bảo hiểm tương hỗ dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

      - Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ quy định tại điểm 5.2 khoản 5 Mục V Thông tư 52/2005/TT-BTC chỉ được đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau:

      + Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

      + Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

      + Kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

      - Việc đầu tư từ vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ thặng dư và các quỹ khác được hình thành từ lợi nhuận được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

      Trên đây là nội dung tư vấn về việc đầu tư vốn của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 52/2005/TT-BTC.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • tiểu mục 6 mục v Thông tư 52/2005/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn