Thời gian báo nghỉ thai sản thực tế cho người lao động.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 26/08/2016

Chào Luật sư! Em có những thắc mắc muốn luật sư tư vấn:  1. Một công nhân viết đơn xin nghỉ thai sản cho công ty từ ngày 1/5/2012 đến ngày 1/9/2012 là tròn 4 tháng theo đúng quy định (nhưng thực tế đến ngày 25/5/2012 công nhân này mới sinh). Công ty em đã báo giảm thai sản của bạn này từ tháng  5. Vậy có đúng quy định không ạ? Thời gian 4 tháng được hưởng thời gian đóng bảo hiểm trong Chế độ thai sản ghi trong sổ bảo hiểm xã hôi là từ ngày 1/5/20012-1/9/2012 hay từ 25/5/2012 - 25/9/2012. 2. Một công nhân viết đơn nghỉ thai sản từ ngày 1/5/2012 đến ngày 1/9/2012 là tròn 4 tháng theo quy định( nhưng thực tế đến 16/6/2012 họ mới sinh con). Công ty em cũng báo giảm thai sản cho bạn này từ 1/5/2012. Vậy có đúng với quy định không ạ. Và thời gian 4 tháng được hưởng thời gian đóng bảo hiểm xã hôi trong Chế độ thai sản ghi trong sổ bao hiểm xã hội là từ ngày nào đến ngày nào? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư!

    • Theo quy định tại Điều 71, Luật BHXH, thời gian hưởng chế độ khi sinh con: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 4 tháng.

      Có thể hiểu rằng, thời gian nghỉ việc hay không làm việc để hưởng chế độ thai sản là 4 tháng, tức là tính từ ngày người lao động xin nghỉ để hưởng chế độ thai sản.

      Cũng theo Điều 35 của Luật này, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, khi người lao động xin nghỉ, công ty phải thực hiện báo giảm để không phải đóng BHXH cho người đó.

      Vì vậy, theo tôi nghĩ, công ty không có sai phạm gì trong vấn đề này.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn