Thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ trợ cấp một lần của quân nhân công tác ở địa bàn khó khăn được tính thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/03/2017

Thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ trợ cấp một lần của quân nhân công tác ở địa bàn khó khăn được tính thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Tâm, đang sinh sống tại Đồng Nai, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ trợ cấp một lần của quân nhân công tác ở địa bàn khó khăn được tính thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Thanh Tâm_093**)

    • Thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ trợ cấp một lần của quân nhân công tác ở địa bàn khó khăn được quy định cụ thể tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Nghị định 151/2016/NĐ-CP hướng dẫn về chế độ, chính sách của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, theo đó:

      Thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 7 Nghị định này là tổng thời gian công tác trong Quân đội (bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng) trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù.

      Thời gian công tác nếu đứt quãng mà chưa hưởng trợ cấp một lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc) thì được cộng dồn.

      Trường hợp thời gian công tác, thời gian tăng thêm do quy đổi và thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm.

      Trên đây là tư vấn về thời gian công tác để tính quy đổi hưởng chế độ trợ cấp một lần của quân nhân công tác ở địa bàn khó khăn. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Nghị định 151/2016/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • điểm b Khoản 2 Điều 2 Nghị định 151/2016/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn