Thủ tục hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/01/2017

Bà Trần Thị Kim Thanh (TP. Hà Nội): Mẹ tôi tên là Đỗ Thị Miện, sinh năm 1947, thường trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, tham gia thanh niên xung phong từ tháng 7/1965 đến tháng 11/1969, sau đó về làm việc tại Nhà máy Dệt 8/3. Năm 1989, mẹ tôi nghỉ chế độ hưu, các giấy tờ về thời gian tham gia thanh niên xung phong đã bị thất lạc, còn giữ được Giấy chứng nhận Huân chương Kháng chiến hạng Ba. Xin hỏi, để được giải quyết chế độ thương binh, gia đình tôi cần làm những thủ tục gì?

    • Theo nội dung đơn, bà không trình bày rõ trường hợp bị thương, có thuộc một trong các trường hợp được xem xét, xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định hay không. Do đó Cục Người có công chưa đủ cơ sở xem xét, trả lời cụ thể.

      Hiện nay, thủ tục hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('2F1DA', '165125');" target='_blank'>Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP' onclick="vbclick('338C2', '165125');" target='_blank'>Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng, bà có thể tham khảo hai Thông tư nêu trên để xem xét, lập hồ sơ hoặc liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn