Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể đề xuất cơ quan quản lý nhà nước ban hành mới văn bản liên quan hoạt động bảo hiểm tiền gửi?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/10/2022

Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể đề xuất cơ quan quản lý nhà nước ban hành mới văn bản liên quan hoạt động bảo hiểm tiền gửi? Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi được cấp như thế nào? 

Chào anh chị Luật sư. Tôi có thắc mắc là tôi vào làm ở tổ chức bảo hiểm tiền gửi X được 4 tháng, tuy nhiên, trong quá trình làm việc tôi nhận thấy có vài văn bản không còn phù hợp trong lúc giải quyết công việc, tôi cũng có đề xuất lên cấp trên. Vậy khi đó tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể đề xuất cơ quan quản lý nhà nước ban hành mới văn bản liên quan hoạt động bảo hiểm tiền gửi không? 

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể đề xuất cơ quan quản lý nhà nước ban hành mới văn bản liên quan hoạt động bảo hiểm tiền gửi?

      Tại Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, theo đó:

      1. Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

      2. Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

      3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

      4. Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

      5. Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm.

      6. Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.

      7. Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi.

      8. Chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.

      9. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

      10. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.

      11. Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

      12. Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.

      13. Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.

      14. Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

      Theo đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

      2. Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi được cấp như thế nào?

      Căn cứ Điều 14 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, như sau:

      1. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

      2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.

      3. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm:

      a) Đơn đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi;

      b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

      c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

      Như vậy, việc cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tuân theo các mốc thời gian và các hồ sơ thủ tục nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn