Tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/10/2017

Tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Nam Long, là công chức đang làm việc tại phòng Lao động Thương binh Xã hội, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, cụ thể là tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn!

    • Tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội tại Khoản 2 đến khoản 10 Điều 40 Quyết định 868/QĐ-BHXH năm 2016 Quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:

      2. Thông báo quyết định thành lập Tổ xác minh

      Tổ trưởng Tổ xác minh có trách nhiệm giao quyết định thành lập Tổ xác minh cho người bị tố cáo. Trường hợp người bị tố cáo là cơ quan, đơn vị thì giao quyết định thành lập Tổ xác minh cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức việc công bố quyết định thành lập Tổ xác minh với thành phần tham dự gồm: Đại diện cơ quan BHXH, Tổ xác minh, người đại diện cơ quan, đơn vị bị tố cáo. Việc giao hoặc công bố quyết định phải lập thành biên bản (Mẫu số 14/KNTC);

      3. Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người tố cáo trong trường hợp cần thiết; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo. Nội dung làm việc với người tố cáo phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo và người chủ trì làm việc với người tố cáo (Mẫu số 14/KNTC);

      Trong trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.

      4. Tổ xác minh làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình. Nội dung làm việc với người bị tố cáo phải được lập thành biên bản (Mẫu số 14/KNTC);

      Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa rõ; thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì Tổ xác minh yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng về các vấn đề còn chưa rõ.

      5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo

      a) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Tổ xác minh yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan để làm rõ nội dung tố cáo (Mẫu số 15/KNTC);

      b) Trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan trong trường hợp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Nội dung làm việc được lập thành biên bản (Mẫu số 14/KNTC).

      6. Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo

      a) Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan cung cấp trực tiếp thì Tổ xác minh phải lập giấy biên nhận (Mẫu số 01/KNTC);

      b) Các thông tin, tài liệu, bằng chứng được thu thập trực tiếp phải thể hiện rõ nguồn gốc. Khi thu thập bản sao, phải đối chiếu với bản chính; trong trường hợp không có bản chính thì phải ghi rõ trong giấy biên nhận. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng do cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp. Thông tin, tài liệu, bằng chứng do cá nhân cung cấp phải có xác nhận của người cung cấp. Trong trường hợp tài liệu bị mất trang, mất chữ, quá cũ nát, quá mờ không đọc được chính xác nội dung thì người tiếp nhận tài liệu phải ghi rõ tình trạng của tài liệu đó trong giấy biên nhận;

      c) Tổ xác minh phải kiểm tra tính xác thực của thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được, chú trọng những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp để tố cáo hành vi vi phạm và thông tin, tài liệu, bằng chứng do người bị tố cáo cung cấp để giải trình, chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo.

      7. Xác minh thực tế

      Căn cứ kế hoạch xác minh, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, Tổ xác minh tiến hành xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản (Mẫu số 14/KNTC).

      8. Trưng cầu giám định

      Khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người ra quyết định thành lập Tổ xác minh có văn bản trưng cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định (Mẫu số 16/KNTC) trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định; thông tin, tài liệu, bằng chứng cần giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn có kết luận giám định.

      9. Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo

      Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo (Mẫu số 24/TC) bao gồm các nội dung chính sau:

      a) Nội dung tố cáo;

      b) Nội dung giải trình của người bị tố cáo;

      c) Phân tích, đánh giá thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo;

      d) Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo được giao xác minh là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật (nếu có);

      đ) Nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân, trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần;

      e) Thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối tượng bị thiệt hại;

      g) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Tổ xác minh (nếu có);

      h) Kiến nghị với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

      10. Trong trường hợp xác minh để giải quyết lại tố cáo thì ngoài những nội dung quy định tại Khoản 9 Điều này, trong báo cáo của Tổ xác minh còn phải nêu rõ những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và kiến nghị việc xử lý đối với đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó.a

      Trên đây là nội dung câu trả lời về hoạt động của tổ xác minh giải quyết tố cáo của cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 868/QĐ-BHXH.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn