Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/05/2022

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2025 được quy định như thế nào?

    • Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022-2025
      (ảnh minh họa)
    • Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2025

      Căn cứ Khoản 5 Điều 2 Quyết định 546/QĐ-TTg năm 2022 trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2025 như sau:

      a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, đảm bảo đến năm 2023 có 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.

      b) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường thông tin, truyền thông, vận động học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, nhất là sinh viên.

      c) Đưa tiêu chí học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế vào tiêu chí đánh giá xếp loại, thi đua hàng năm của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

      Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2025

      Theo Khoản 6 Điều này trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2025 như sau:

      a) Phối hợp các Bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ổn định giai đoạn 2022 - 2025 cho nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng.

      b) Phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các giải pháp đảm bảo đến năm 2023 có 100% đối tượng học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế.

      c) Nghiên cứu bổ sung tiêu chí học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế vào quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

      d) Chỉ đạo việc xác định, lập danh sách các nhóm đối tượng thuộc diện quản lý kịp thời, đầy đủ.

      đ) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế cho các đối tượng do Bộ quản lý.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn