Trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng trẻ em được nhận chăm sóc thay thế

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/07/2022

Trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng trẻ em được nhận chăm sóc thay thế được quy định như thế nào? Trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?

Nhờ anh/chị hỗ trợ.

    • Trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng trẻ em được nhận chăm sóc thay thế

      Căn cứ Điều 13 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('71BCE', '369684');" target='_blank'>Điều 13 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng trẻ em được nhận chăm sóc thay thế được quy định như sau:

      Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm như sau:

      1. Tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng tác viên bảo vệ trẻ em, người đại diện của cơ sở trợ giúp xã hội theo dõi, đánh giá tình trạng của trẻ em về điều kiện sống, tình trạng sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, sự hòa nhập của trẻ em với cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế để kịp thời đề nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan các biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp theo quy định của pháp luật.

      2. Phối hợp với người đại diện của cơ sở trợ giúp xã hội theo dõi, đánh giá tình trạng của trẻ em được chuyển từ cơ sở trợ giúp xã hội về chăm sóc thay thế tại địa phương.

      3. Đề xuất chuyển hình thức chăm sóc thay thế phù hợp như sau:

      Định kỳ 6 tháng hoặc khi trẻ em phải chuyển đổi hình thức, chuyển đổi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

      a) Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tạm thời:

      a1) Trẻ em được chuyển về gia đình khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được đánh giá bảo đảm điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ em;

      a2) Lựa chọn cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em, ưu tiên cá nhân, gia đình đang chăm sóc thay thế trẻ em. Trong trường hợp không tìm được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế thì thực hiện thủ tục đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội.

      b) Trường hợp trẻ em đang được nhận chăm sóc thay thế nhưng cá nhân, gia đình không tiếp tục nhận chăm sóc thay thế trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định chuyển hình thức chăm sóc thay thế cho trẻ em như sau:

      b1) Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;

      b2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế cư trú phối hợp với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội, lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế trẻ em theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

      4. Đối với trẻ em được chăm sóc thay thế dài hạn bởi cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế đủ 16 tuổi, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm đánh giá tình trạng của người đó trình Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hỗ trợ phù hợp theo quy định của pháp luật.

      5. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng trẻ em và cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trẻ em, đồng thời lựa chọn, đề xuất các giải pháp sau để hỗ trợ trẻ em, cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế:

      a) Hỗ trợ các nhu cầu của trẻ em về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, phát triển tâm lý, bảo vệ trẻ em, chính sách trợ cấp cho trẻ em được nhận chăm sóc thay thế;

      b) Hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế các kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

      c) Thực hiện thủ tục chấm dứt chăm sóc thay thế và lựa chọn hình thức chăm sóc thay thế phù hợp theo quy định tại Điều 69 Luật trẻ em.

      Trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp khẩn cấp?

      Căn cứ Điều 14 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH' onclick="vbclick('71BCE', '369684');" target='_blank'>Điều 14 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH trách nhiệm theo dõi, đánh giá tình trạng của trẻ em được nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp khẩn cấp được quy định như sau:

      Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm như sau:

      1. Đánh giá tình trạng của trẻ em theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP đối với trẻ em tạm thời cách ly khỏi cha, mẹ và chuyển đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tạm thời.

      2. Phối hợp với người đại diện cơ sở trợ giúp xã hội đánh giá tình trạng của trẻ em theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP đối với trẻ em tạm thời cách ly khỏi cha, mẹ được chuyển đến cơ sở trợ giúp xã hội.

      3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đánh giá tình trạng của trẻ em sau 15 ngày tạm thời cách ly và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã lựa chọn các hỗ trợ, can thiệp như sau:

      a) Trẻ em được chuyển về gia đình khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được đánh giá đã đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho trẻ em;

      b) Thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định tiếp tục cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chưa đảm bảo an toàn hoặc vẫn còn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em và thực hiện việc chăm sóc thay thế cho trẻ em.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn