Vợ sinh con thứ 4 chồng có được hưởng chế độ thai sản không? Nghỉ chế độ thai sản nam có được tính ngày chủ nhật?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/03/2022

Vợ sinh con thứ 4 chồng có được hưởng Chế độ thai sản không? Nghỉ Chế độ thai sản nam có được tính ngày chủ nhật? Nếu tạm hoãn hợp đồng có được hưởng thai sản không ạ?

    • Vợ sinh con thứ 4 chồng có được hưởng chế độ thai sản không? Nghỉ chế độ thai sản nam có được tính ngày chủ nhật?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Vợ sinh con thứ 4 chồng có được hưởng chế độ thai sản không?

      Vợ tôi sinh con thứ 4. Hiện cả hai vợ chồng tôi đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ từ trước tới nay. Vậy tôi có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản nghỉ để chăm vợ sinh không?

      Trả lời:

      Theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014' onclick="vbclick('3F674', '359904');" target='_blank'>Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

      - Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      + Lao động nữ mang thai;

      + Lao động nữ sinh con;

      + Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

      + Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

      + Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

      + Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

      - Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

      - Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

      Theo quy định này thì lao đông nam đang đóng BHXH có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản mà không phân biệt là vợ sinh con thứ mấy. Do đó, khi vợ bạn sinh con thứ 4 thì bạn đang đóng BHXH vẫn được hưởng chế độ thai sản cho người lao động nam.

      2. Nghỉ chế độ thai sản nam có được tính ngày chủ nhật?

      Vợ em sinh thường thì em được nghỉ 5 ngày thai sản đối với lao động nam có vợ sinh con. Vậy 5 ngày này có bao gồm cả ngày chủ nhật không ạ?

      Trả lời:

      Theo Điểm a Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau là 05 ngày làm việc.

      Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

      Và tại Khoản 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

      Mà trường hợp lao động nam nghỉ thai sản lại thuộc Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Do đó, thời gian nghỉ thai sản của lao động nam không tính ngày chủ nhật (nếu đây là ngày nghỉ hàng tuần).

      3. Tạm hoãn hợp đồng có được hưởng thai sản không?

      Do tình hình dịch bệnh, nên công ty đã thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ với nhân viên, vậy việc tạm hoãn HĐLĐ có ảnh hưởng đến chế độ thai sản của nhân viên không ạ?

      Trả lời:

      Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì:

      - Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      + Lao động nữ mang thai;

      + Lao động nữ sinh con;

      + Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

      + Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

      + Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

      + Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

      - Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

      3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

      ...

      Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản thì lao động nữ phải đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (nếu phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền).

      Theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

      Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

      Theo đó, việc người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng có ảnh hưởng đến chế độ thai sản hay không là tùy từng trường hợp, đồng thời vấn đề này phụ thuộc vào thời gian tạm hoãn là ngắn hay dài.

      Trong thời gian tạm hoãn không phải đóng BHXH nhưng nếu người lao động chỉ phải tạm hoãn trong giai đoạn dịch cao điểm, sau đó vẫn đi làm lại bình thường, đảm bảo đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (nếu phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền) thì họ vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

      Bạn vui lòng đối chiếu quy định trên vào trường hợp cụ thể của mình.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn