Vốn pháp định bao nhiêu thì được kinh doanh bảo hiểm nhân thọ? Điều kiện thành lập công ty TNHH bảo hiểm là gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 09/03/2022

Vốn bao nhiêu thì được kinh doanh bảo hiểm nhân thọ? Điều kiện thành lập công ty TNHH bảo hiểm là gì? Công ty tôi có dự định góp vốn cũng một số tổ chức khác thành lập doanh nghiệp TNHH bảo hiểm. Tôi muốn biết thành lập công ty TNHH bảo hiểm cần đáp ứng các điều kiện gì? Muốn kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải có vốn pháp định bao nhiêu?

    • Điều kiện thành lập công ty TNHH bảo hiểm là gì?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP' onclick="vbclick('4D137', '361089');" target='_blank'>Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP có quy định điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm như sau:

      Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:

      a) Đối với tổ chức nước ngoài:

      - Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;

      - Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

      - Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

      b) Đối với tổ chức Việt Nam:

      - Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

      Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

      b) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

      c) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

      d) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

      đ) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

      Như vậy, để có thể góp vốn thành lập doanh nghiệp TNHH bảo hiểm công ty của bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện như trên.

      Vốn pháp định bao nhiêu thì được kinh doanh bảo hiểm nhân thọ?

      Căn cứ Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như sau:

      a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

      b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

      c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

      Như vậy, tùy vào từng loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải có vốn pháp định 600 tỷ đồng; 800 tỷ đồng; 1000 tỷ đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn