Xử lý người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/03/2018

Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật có bị xử phạt không? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Ngọc Phượng, tôi sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật có bị xử phạt không? Và mức xử phạt là bao nhiêu? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (0907***)

    • Căn cứ theo Khoản 3 và Điểm a Khoản 7 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)

      3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

      a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

      b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

      c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

      d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

      đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

      ...

      7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

      Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật) có thể sẽ bị phạt tiền tùy thuộc vào số lượng người lao động mà người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương, tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

      Trên đây là nội dung quy định về hình thức xử phạt người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 3 và điểm a Khoản 7 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn