Cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ xử lý như thế nào khi tranh chấp?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/05/2019

Ông Hải cầm cố giấy chuyển nhương quyền sử dụng đất của Bà Xuân (bà Xuân không biết việc cầm cố) cho ông An để vay 200 triệu đồng với lãi suất 25%/năm. Sau một thời gian ông Hải không trả được và bị ông An đòi nợ, đồng thời bà Xuân cũng yêu cầu ông Hải trả lại giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Xin hỏi, trong trường hợp này, hướng xử lý của tòa án sẽ như thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.

    • Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản bao gồm:

      - Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

      - Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

      Như vậy quyền tài sản cũng được coi là tài sản và quyền sử dụng đất cũng được xếp vào nhóm quyền tài sản. Tuy nhiên, cần hiểu rằng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là quyền tài sản mà chỉ là căn cứ pháp lý ghi nhận quyền tài sản của một chủ thể mà thôi. Do đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản thân nó không mang giá trị nào khác. Hơn nữa giấy chứng nhận này không đứng tên ông Hải.

      Căn cứ Khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất như sau:

      - Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

      Như vậy việc cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái với quy định của pháp luật về. Hướng xử lý sẽ được căn cứ vào quy định tại Điều 123 Bộ Luật dân sự 2015 về giao dịch vô hiệu như sau:

      - Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

      - Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

      - Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

      Vậy hướng xử lý của tòa có thể theo hướng tuyên bố hợp đồng cầm cố giữa ông Hải và ông An bị vô hiệu. Ông An phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Xuân và ông Hải trả lại cho ông An số tiền 200 triệu đồng. Căn cứ vào hậu quả pháp lý khi tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Khoản 1,2 Điều 131 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:

      - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

      - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn