Cầm cố sổ hồng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016

Trường hợp của tôi, vào tháng 10 năm 2008 tôi có cầm cố sổ hồng cho 1 người bạn với số tiền 220 triệu đồng và có làm giấy tay mượn nợ, thỏa thuận lãi suất 5%/tháng, tôi đóng lãi đầy đủ hàng tháng cho đến tháng 8/2010, tôi mất khả năng trã vốn và lãi. Người bạn đó có đến nhà tôi thông báo là tôi có cầm cố sổ hồng với số tiền trên; gia đình (chị) tôi có nói với người cho vay rằng: gia đình sẽ thu sếp sớm để trả số vốn ban đầu và xin không được tính lãi nữa bắt đầu từ tháng 8/2010 thì người cho vay đồng ý (chỉ hứa bằng miệng, không có giấy tờ hoặc cam kết nào cả). Cho đến nay gia đình tôi mượn anh em họ hàng được 220 triệu thì lập tức liên hệ với người cho vay đề hoàn trả vốn và lấy lại sổ hồng. Nhưng người cho vay không đồng ý và nói nếu muốn lấy lại sổ hồng thì phải tính lãi suất 3%/tháng bắt đầu tính từ tháng 4/2012 cho đến nay (tháng 7/2014), với lý do (người cho vay nói) đã lấy sổ hồng nhà tôi đem cầm cố ở chổ khác, cho nên người ta không đồng ý hoàn vốn mà tính lãi  suất 3%/tháng + vốn (220 tr) bắt đầu tính lãi từ tháng 4/2012 cho đến nay (tháng 7/2014). Gia đình tôi đang gặp khó khó khăn chỉ mượn được 220 trieu là đã khó rồi làm gì mà có khoãn tiền trã lãi 3%/tháng tính thời từ 4/2012 cho đến nay (tháng 7/2014), nếu tính lãi suất và vốn phải trả lên đến trên dưới 400 triệu đồng, gia đình và bản than tôi không còn khả năng nữa nhưng gia đình và bản thân tôi có thiện chí gặp mặt để nói chuyện với người cho vay để hoàn vốn góc (220 triệu) lại để lấy lại sổ hồng, nhưng bên cho vay không đồng ý. Bây giờ Cha tôi (là người đứng tên sổ hồng) làm đơn kiện lên UBND và Công an Phường để hòa giải và xin trả lại số vốn vay ban đầu là 220 triệu. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi được giải quyết thế nào? Khả năng gia đình tôi hoàn số vốn 220 triệu để lấy lại sồ hồng được không?

    • Vì sổ hồng đứng tên cha mẹ bạn nên việc giao dịch của bạn với bên cầm cố là vô hiệu, tuy nhiên do bạn có thực nhận số tiền là 220t đồng nên dù giải quyết theo phương án nào, chắc chắn bạn phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền vốn nói trên (220t), về phần lãi, nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa sẽ áp dụng theo lãi suất của Ngân hàng tại thời điểm vay để tính lãi suất khi xét xử.

      Việc bạn cầm giấy tờ đất không phải mang tên mình là việc làm sai, bên cho vay biết rõ mà có tình cho vay càng sai nhiều hơn, bây giờ bên đó mang cầm cố cho người khác thì càng tiếp tục sai, nếu các bên không tự thỏa thuận với nhau mà đưa ra pháp luật thì tât cả sẽ bị rắc rối, riêng bố bạn là người đứng tên giấy đỏ, ông có quyền yêu cầu các bên phải giao trả giấy cho ông hoặc làm thủ tục xin cấp lại giấy đỏ, vấn đề là chính bạn sẽ bị phiền phức vì đã sử dụng giấy tờ cũa người khác đem đi cầm cố.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn