Chia lại đất theo pháp luật hiện hành

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016
Em chào anh. Em là sinh viên năm thứ 2 khoa luật- đại học quốc gia Hà Nôi. Câu chuyện dưới đây xảy ra chính là họ hàng bên quê ngoại của em:  Một gia đình có 8 người con: Nhận( con trai trưởng), Sâm, Chí, Quế, Nhung, Phượng,  Tuệ, Tám. Hiện giờ, chỉ còn lại một người 2 người con gái chưa có gia đình, trong có cô Tám mắc bệnh tâm thần. Khi bố mẹ còn sống, bố mẹ đã đồng ý chia mảnh đất cho con là Quế, Chí khi lập gia đình. Còn riêng con trai trưởng là Nhận thì ko phải chia đất vì ông Nhận sau khi lập gia đình đã về ở chung sống với nhà của bên vợ. Người bố mất năm 1993. Sau đó, người con trai Tuệ lập gia đình, và chung sống ở cùng căn nhà với mẹ. Năm 2001 mẹ mất, đến năm 2008, ông Tuệ xây nhà và anh em trong gia đình đã thống nhất cắt một phần mảnh đất ở sân để cho Tuệ xây nhà. Lúc còn sống, bố mẹ đã đồng ý cho Quế sẽ nuôi em mình là Tám- bị bệnh tâm thần.( đất nhà ông Quế là rộng nhất vì phải nuôi thêm cô Tám) Câu chuyện tranh chấp xảy ra khi: Con trai trưởng là Nhận bây giờ nói là: Vì khi bố mẹ chết không để lại di chúc nên toàn bộ số đất đã chia trước kia phải chia lại, và phải chia theo pháp luật. Nhưng mảnh đất mà ông Quế ở từ năm 1988 và từ lúc bố mẹ còn sống đã đồng ý cho ở như vậy. Từ đó đến nay, ông Quế hàng năm vẫn đóng thuế đất đầy đủ. Trên bản đồ địa chính của xã, mảnh đất đó mang tên ông ( nhà ông Quế không có sổ đỏ) Vậy trong trường hợp này, lý lẽ mà ông Nhận đưa ra có hợp tình hợp lý ko? Nhà ông Quế và các gia đình khác cùng chung sống trên mảnh đất đó có phải chia lại đất theo pháp luật hiện hành ko? Em xin nhờ luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn. Em xin chúc luật sư sức khoẻ và thành đạt! Em mong sớm nhận được tư vấn của luật sư.
    • Chào bạn!
      Vấn đề bạn hỏi tôi xin trả lời như sau:
      Về nguyên tắc, nếu ngay từ khi các cụ còn sống đã đứng lên chia đất cho các con thì khi các cụ mất đi sẽ không làm phát sinh quan hệ thừa kế, vì di sản thừa kế không còn nữa do đã được các cụ định đoạt từ khi các cụ còn sống bằng việc xác lập giao dịch cho tặng cho các con.

      Do vậy việc ông Nhận đưa ra lý do vì các cụ mất đi không để lại di chúc nên phải chia lại là không phù hợp với quy định của pháp luật.

      Tuy nhiên trong trường hợp này, bạn cần lưu ý, vì theo những gì bạn trình bày thì tôi hiểu rằng ông Quế và những người con khác mặc dù được bố mẹ cho tài sản từ khi các cụ còn sống nhưng vẫn chưa hoàn thiện thủ tục sang tên chước bạ (nên nhà đất vẫn đứng tên các cụ).

      Đây chính là một trong những bất lợi của những người con khi xảy ra tranh chấp. Khi giải quyết tranh chấp cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ vào chứng cứ do các bên xuất trình để quyết định.

      Luật sư Phạm Thành Tài
      Giám đốc Công ty luật Phạm Danh - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn