Chia nhà thừa kế theo di chúc

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/02/2017

Tôi xin hỏi cách thức chia nhà thừa kế do ba mẹ tôi để lại có di chúc cho hai anh em tôi thế nào cho hợp tình hợp lý, để không sứt mẻ tình cảm anh em trong gia đình. Nếu 2 anh em vẫn không thỏa thuận được phải nhờ đến pháp luật thì thủ tục, cách thức như thế nào. Ba mẹ tôi có ngôi nhà kiên cố diện tích 125 m2 và ghi rõ trong di chúc (có chứng thực của UBND phường) rằng "Nay trí giao cho hai con NHV và NTHH giá trị bằng nhau, trai cũng như gái trọn quyền sử dụng. Nếu anh hoặc em muốn ở, anh em thương lượng đổi chác hoặc thối tiền lại để cho người không ở xây dựng nơi ở khác." Trước khi ba mẹ tôi xây nhà này, anh trai (sinh năm 1956) đã có gia đình ở riêng, tôi (1976) mới học lớp 2 ở cùng ba mẹ đến khi có gia đình mới ở riêng 6 năm nay. Ba tôi mất 2011, mẹ mất 2013. Mẹ vừa mất thì anh trai cho người ta thuê nhà, tôi xin thuê với giá như người ngoài, anh không đồng ý, bảo rằng anh sẽ lấy ngôi nhà và thối tiền cho tôi. Công ty nhà đất định giá nhà là 1,8 tỷ đồng, nhưng anh tìm mọi cách dìm giá còn 1,2 tỷ. Tôi nói để tôi mua, anh không chịu, tôi nâng giá lên 1,6 tỷ để được mua nhưng anh vẫn không chịu với lý do anh là trai, có quyền mua, giá 1,2 tỷ.  Anh tôi có hơn 2-3 nhà đất, khả năng sau này bán nhà ba mẹ, tôi có một nhà mà xa trung tâm thành phố nên muốn vừa giữ được ngôi nhà kỉ niệm vừa ở gần nơi làm việc.

    • Như thông tin bạn nêu thì trừ khi có người khác cùng hàng thừa kế và có quyền hưởng thừa kế, căn nhà như trên thuộc sở hữu chung của 2 anh em, có quyền ngang nhau. Các bên có thể tự thỏa thuận về di sản thừa kế, ví dụ cách chia, phần (hoặc giá trị cụ thể) mỗi người nhận. Nếu không thỏa thuận được thì nhờ UBND cấp xã hòa giải và vẫn không được thì nhờ tòa án giải quyết. Tuy nhiên nhờ tòa án thì sẽ mất án phí và có thể cả phí thi hành án sau này nữa, chưa nói đến thời gian và công sức. Như nội dung câu chuyện bạn kể thì dù có ra tòa, rất nhiều khả năng tòa quyết định áp dụng phương án chia đôi (bằng nhau) căn nhà này.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn