Chính sách quản lý nhà ở xã hội

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Tôi đang công tác tại bộ phận quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng Vĩnh Long. Trong quá trình thực hiện quản lý nhà ở xã hội có những trường hợp thắc mắc mong được giải đáp. 1. Các dự án nhà ở xã hội trước đây được xây dựng và tính giá thuê mua theo công thức tính của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006, đã giải quyết cho các hộ thuê mua nhưng các hộ không có nhu cầu nên trả lại, vậy khi trình bố trí mới tại thời điểm hiện nay thì áp dụng ra sao? 2. Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 được thay thế bởi Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010. Và hiện nay Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013: Vậy hiện nay khi lập dự án xây dựng nhà ở xã hội thì áp dụng theo Nghị định nào? - Trong quá trình quản lý các nhà ở xã hội đã xây dựng theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 thì nay trong các văn bản quản lý căn cứ Nghị định nào? 3. Theo Khoản 2, Điều 106 Luật nhà ở quy định: "Trường hợp người thuê mua nhà ở xã hội chết thì giải quyết như sau: a) Nếu có người thừa kế hợp pháp đã cùng sinh sống tại nhà ở đó thì người thừa kế hợp pháp đó được tiếp tục thuê mua nhà ở; b) Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không cùng sinh sống tại nhà ở đó mà người thuê mua nhà ở xã hội đã thực hiện được hai phần ba thời hạn thuê mua thì người thừa kế hợp pháp được thanh toán hết số tiền tương ứng với một phần ba thời hạn thuê mua còn lại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này; c) Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì người thừa kế hợp pháp đó được đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội hoàn trả 20% số tiền người thuê mua nhà ở xã hội đã nộp lần đầu có tính lãi suất theo quy định của Ngân hàng nhà nước; d) Nếu không có người thừa kế hợp pháp thì đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội có trách nhiệm quản lý nhà ở đó." Theo Điểm c, Khoản 3, Điều 17 Nghị định số 34/2013/ND-CP ngày 22/4/2013 quy định: "đối với trường hợp thuê mua nhà ở thì hợp đồng chấm dứt khi bên thuê mua chết mà không có người thừa kế hợp pháp hoặc có người thừa kế hợp pháp nhưng bên thuê mua chưa thực hiện được hai phần ba thời hạn thuê mua theo quy định". Vậy khi thực hiện sẽ áp dụng ra sao?
    • 1. Đối với trường hợp đã cho thuê mua nhà ở xã hội theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ nhưng nay các hộ trả lại thì việc bố trí nhà ở này được thực hiện như sau:

      - Trường hợp là nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì bố trí cho thuê, cho thuê mua theo Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

      - Trường hợp là nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước thì bố trí cho thuê, cho thuê mua theo Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngàỵ 23/6/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn. Khi Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì thực hiện theo Nghị định này.

      2. Hiện nay, việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung của Luật Nhà ở. Khi Chính phủ thông qua Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.

      3. Trường hợp người thuê mua nhà ở xã hội chết thì thực hiện giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 của Luật Nhà ở. Trường hợp không thuộc diện quy định tại Khoản 2 Điều 106 của Luật Nhà ở thì áp dụng quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 17 của Nghị định số 34/2013/NĐ-CP để giải quyết.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn