Chủ nhà mới được xây dựng thêm trên phần đất ghi nhận trong hợp đồng thuê nhà hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 31/08/2022

Chủ nhà mới được xây dựng thêm trên phần đất ghi nhận trong hợp đồng thuê nhà hay không? Người Việt Nam ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục gì? Hợp đồng thuê nhà không công chứng có hiệu lực hay không?

    • Chủ nhà mới được xây dựng thêm trên phần đất ghi nhận trong hợp đồng thuê nhà hay không?
      (ảnh minh họa)
    • Chủ nhà mới được xây dựng thêm trên phần đất ghi nhận trong hợp đồng thuê nhà hay không?

      Tôi có thuê nhà của Bà Lan từ 9/2018 đến 9/2020, thỏa thuận trong hợp đồng gồm có các nội dung cơ bản sau: Giá thuê 5 triệu/tháng, thời hạn thuê 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng, diện tích thuê bao gồm: một căn nhà và một sân trước nhà khoảng 50m2. Tháng 6 vừa rồi thì bà Lan có thông báo với tôi về việc bán căn nhà này cho bà Hoa. Tháng 7 bà Hoa đến xem nhà và xác nhận là đã mua lại căn nhà này của bà Lan, và thông báo với tôi rằng sẽ xây thêm 01 căn nhà trên sân trước nhà tôi đang thuê. Cho tôi hỏi bà Hoa có quyền xây nhà trên phần sân trước nhà mà tôi đã thuê khi chưa có sự đồng ý của tôi không?

      Xin cảm ơn!

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 2 Điều 133 Luật Nhà ở 2014' onclick="vbclick('3F689', '373757');" target='_blank'>Điều 133 Luật Nhà ở 2014 quy định:

      Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê cho người khác mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

      Theo quy định trên thì khi chủ nhà mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, mà trong hợp đồng bạn có thỏa thuận diện tích thuê nhà là có cả phần sân phía trước, nên khi chủ nhà mới muốn xây dựng trên phần sân này phải được sự đồng ý của bạn.

      Người Việt Nam ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục gì?

      Thủ tục thuê nhà tại Việt Nam đối với người Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào?

      Trả lời:

      Người Việt Nam ở nước ngoài khi về nước muốn thuê nhà có thể trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà (phải trả phí) giao dịch và làm các thủ tục thuê nhà. Hồ sơ xin thuê nhà gồm:

      – Đơn xin thuê nhà (theo mẫu).

      – Bản sao có công chứng giấy phép tạm trú (nếu thuê nhà để ở) hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc giấy phép về hợp tác đầu tư tại Việt Nam (nếu thuê nhà để đặt trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc cơ sở hoạt động kinh doanh) do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.

      – Hợp đồng thuê nhà ký kết giữa bên cho thuê và bên thuê phải làm theo mẫu quy định và được cơ quan cấp giấy phép cho người nước ngoài thuê xác nhận.

      Giá thuê nhà do hai bên thoả thuận. Giá thuê nhà và giá trị tiền thuê nhà ghi trong hợp đồng được tính bằng đồng Việt Nam và được quy đổi ra đôla Mỹ hoặc loại tiền nước ngoài khác có thể chuyển đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ký hợp đồng.

      Hợp đồng thuê nhà không công chứng có hiệu lực hay không?

      Chào Ban tư vấn, em hiện đang ký hợp đồng thuê nhà. Theo như em biết thì hợp đồng liên quan tới bất nhà cửa thì thường phải công chứng, tuy nhiên hợp đồng thuê nhà này thì chủ nhà không có công chứng. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi hợp đồng thuê nhà không công chứng thì có hiệu lực không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!

      Trả lời:

      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014' onclick="vbclick('3F689', '373757');" target='_blank'>Điều 122 Luật Nhà ở 2014

      Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

      Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

      Theo quy định trên đây thì hợp đồng thuê nhà không bắt buộc phải công chứng. Do đó hợp đồng nhà ở không công chứng thì vẫn có hiệu lực. Thời điểm hiệu lực của hợp đồng có thể do 2 bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì thời điểm hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu thì bạn có thể thỏa thuận với chủ nhà về việc công chứng, chứng thực hợp đồng. Việc công chức, chứng thực không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng thuê nhà.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn