Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính và tái phạm trong lĩnh vực đất đai

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/09/2016

Người hàng xóm cạnh gia đình tôi đã xây tường rào chắn ngang phần đất là lối đi chung của khu xóm, khiến gia đình tôi không thể ra vào nhà mình. Hành vi vi phạm này đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với hình thức là phạt tiền và yêu cầu dỡ bỏ bức tường. Xin hỏi quý báo, trong trường hợp người hàng xóm này không nộp tiền phạt và sau khi bị cưỡng chế dỡ bỏ bức tường thì họ tiếp tục xây lại một bức tường khác chắn ngang lối đi chung của cả xóm và bịt lối vào nhà của gia đình tôi thì sẽ bị xử lý thế nào?

    • - Căn cứ Điều 30, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11-11-2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định khác (Khoản 1). Quá thời hạn quy định tại khoản 1, điều này mà người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây: a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; c) Các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt (Khoản 2). Do vậy, trong trường hợp hành vi của người hàng xóm nêu trên đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không nộp tiền phạt trong thời hạn thì có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định nêu trên.

      Theo Khoản 3, Điều 6, Nghị định 128/2008/NĐ-CP' onclick="vbclick('143AE', '137926');" target='_blank'>Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16-12-2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 là: “Tái phạm trong cùng lĩnh vực là trường hợp đã bị xử phạt nhưng chưa hết thời hạn một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành của quyết định xử phạt mà lại thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đã bị xử phạt.“Lĩnh vực” quy định tại khoản này được hiểu là các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định tại từng nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính”. Theo đó thì trường hợp sau khi bị cưỡng chế dỡ bỏ bức tường mà lại tiếp tục xây lại bức tường, thực hiện hành vi vi phạm như cũ thì có thể được hiểu là tái phạm trong cùng lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật.

      Căn cứ các quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 6 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP thì hành vi tái phạm trong cùng lĩnh vực đất đai là một tình tiết tăng nặng theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt với mức tiền phạt tăng lên cao hơn mức trung bình của mức xử phạt quy định đối với hành vi đó, nhưng không được vượt quá mức tối đa của mức xử phạt. (Tại điểm b, Khoản 1, Điều 11, Nghị định số 105/2009/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác” của hộ gia đình hoặc cá nhân là: “Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác”). Ngoài hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập, thì người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định pháp luật. Trường hợp nếu có dấu hiệu của tội phạm thì có thể bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn