Đã có Công văn hướng dẫn hỗ trợ vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trong Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/04/2023

Xin hỏi: Cá nhân khi vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trong Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng phải đáp ứng tiêu chí gì?- Câu hỏi của anh Hà (Long An).

    • Cá nhân khi vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trong Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng phải đáp ứng tiêu chí gì?

      Tại Tiểu mục 3.1 Mục 3 Công văn 1551/BXD-QLN năm 2023 quy định về điều kiện cá nhân được vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trong Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng như sau:

      Điều kiện, tiêu chí

      Ngoài việc đảm bảo các điều kiện, tiêu chí theo quy định pháp luật về tín dụng do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thì đối tượng được vay chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng thời phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chí sau:

      3.1. Đối với đối tượng là cá nhân

      - Đối với đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp) phải có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định pháp luật về nhà ở.

      - Đối với đối tượng được bố trí tái định cư trong dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì phải có hợp đồng mua, nhà ở, công trình xây dựng bố trí tái định cư theo quy định pháp luật về nhà ở.

      3.2. Đối với đối tượng là Chủ đầu tư dự án

      Chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư phải có trong danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp), cải tạo, xây dựng lại chung cư do UBND cấp tỉnh công bố và phải đảm bảo các điều kiện sau:

      - Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân: đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở; đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; đã được cấp phép xây dựng hoặc được miễn cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng;

      - Đối với dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; đã có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; các thông tin khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

      Như vậy, cá nhân vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trong Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng cần đáp ứng các tiêu chí bao gồm:

      - Phải có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định pháp luật về nhà ở đối với đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp).

      - Phải có hợp đồng mua, nhà ở, công trình xây dựng bố trí tái định cư theo quy định pháp luật về nhà ở đối với đối tượng được bố trí tái định cư trong dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

      Đã có Công văn hướng dẫn hỗ trợ vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trong Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng? (Hình từ Internet)

      Đối tượng nào được Bộ Xây dựng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trong Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng?

      Tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Công văn 1551/BXD-QLN năm 2023, các cá nhân là đối tượng được vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trong Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng của Bộ Xây dựng gồm:

      (1) Đối với cá nhân:

      - Trường hợp mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp) theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Nhà ở 2014, theo đó đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014:

      + Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

      + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

      + Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

      + Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

      + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

      + Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014;

      + Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

      - Trường hợp mua nhà ở tại các dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, cụ thể là:

      + Chủ sở hữu nhà chung cư được bố trí tái định cư mà phải nộp thêm tiền chênh lệch diện tích thì được vay vốn tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.

      (2) Đối với chủ đầu tư dự án:

      Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở công nhân (nhà ở xã hội tại khu công nghiệp), dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư theo quy định pháp luật về nhà ở.

      Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải đáp ứng những nguyên tắc nào?

      Tại khoản 1 Điều 52 Luật Nhà ở 2014 có quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:

      Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

      1. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

      a) Có sự kết hợp giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;

      b) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng dân cư;

      c) Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

      d) Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì đối tượng là người khuyết tật, nữ giới được ưu tiên hỗ trợ trước;

      đ) Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.

      2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn.

      Như vậy, việc thực hiện chính sách xã hội hỗ trợ về nhà ở xã hội phải đáp ứng nguyên tắc như sau:

      - Có sự kết hợp giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;

      - Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cộng đồng dân cư;

      - Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định;

      - Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì đối tượng là người khuyết tật, nữ giới được ưu tiên hỗ trợ trước;

      - Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn