Hành vi tự hạ thấp bề mặt đất để bán có vi phạm pháp luật không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/06/2022

Hành vi tự hạ thấp bề mặt đất để bán có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt với hành vi tự hạ thấp bề mặt đất như thế nào? Trên địa bàn nơi gia đình tôi sinh sống có hiện tượng nhiều hộ gia đình đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Cho tôi hỏi hành vi này có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt đối với hành vi này? Xin cảm ơn!

    • Hành vi tự hạ thấp bề mặt đất để bán có vi phạm pháp luật không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013' onclick="vbclick('34B1C', '366595');" target='_blank'>Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

      1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

      Căn cứ Khoản 25 Điều 3 Luật trên giải thích huỷ hoại đất như sau:

      25. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.

      Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ như sau:

      3. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

      a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

      Theo đó, hành vi hạ thấp bề mặt đất để bán kiếm tiền làm thay đổi lớp của mặt đất không thể trồng cây được là hành vi hủy hoại đất do làm biến dạng địa hình theo quy định trên. Làm biến dạng địa hình là một trong những hành vi bị nghiêm cấm nên hình vi của những người dân nơi bạn sống là hành vi vi phạm pháp luật.

      Mức xử phạt với hành vi tự hạ thấp bề mặt đất như thế nào?

      Căn cứ Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('5C9E4', '366595');" target='_blank'>Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi huỷ hoại đất như sau:

      1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

      a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

      b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

      c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

      d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

      đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

      2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

      3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:

      Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.

      Căn cứ Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:

      1. Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:

      a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;

      b) Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức.

      2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

      Như vậy, tuỳ vào mức độ huỷ hoại đất mà người dân nơi bạn sống sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn