Khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023 như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/02/2023

Xin hỏi việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023 diễn ra như thế nào? - Câu hỏi của Minh Tú (Ninh Bình).

    • Khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023 như thế nào?

      Căn cứ Mục 2 Công điện 32 CĐ-TTg năm 2023 có nêu ra như sau:

      ...

      2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

      a) Khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các đối tượng trên địa bàn, chú trọng đến các tầng lớp Nhân dân, chính sách về đất đai có tính đặc trưng của vùng, miền. Tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời hạn tại Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ.

      b) Các địa phương chưa triển khai kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân phải nghiêm túc kiểm điểm việc chậm ban hành Kế hoạch, chậm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

      ...

      Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải khẩn trương tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các đối tượng, tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, chính sách về đất đai có tính đặc trưng của vùng, miền.

      (Hình từ Internet)

      Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ khẩn trương lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi mới nhất) của cán bộ, công chức, viên chức?

      Tại Mục 1 Công điện 32 CĐ-TTg năm 2023 có nêu ra như sau:

      Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2022 về Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Qua báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch để tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tuy nhiên, qua phản ánh thì tiến độ triển khai lấy ý kiến Nhân dân ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn rất chậm.

      Để bảo đảm thực hiện tốt Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của toàn thể các tầng lớp Nhân dân trong việc xây dựng dự án Luật đất đai (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

      1. Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương tổ chức lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đơn vị trực thuộc, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình; tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời hạn tại Nghị quyết số 170/NQ-CP của Chính phủ.

      Theo đó, Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ khẩn trương lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi mới nhất) của cán bộ, công chức, viên chức, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các đơn vị trực thuộc, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý.

      Đồng thời tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng thời hạn.

      Nội dung lấy ý kiến toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bao gồm gì?

      Theo tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo luật đất đai (sửa đổi) ban hành kèm theo Nghị quyết 170/NQ-CP năm 2022 quy định như sau:

      +) Lấy ý kiến toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

      +) Lấy ý kiến về một số vấn đề trọng tâm của dự thảo Luật, gồm: (1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (2) Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (3) Phát triển quỹ đất; (4) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (5) Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; (6) Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; (7) Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; (8) Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực; (9) Hộ gia đình sử dụng đất. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Kế hoạch này.

      +) Các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng lấy ý kiến như sau:

      - Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài: (1) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (2) Trình tự, thủ tục thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (3) Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (4) Về mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; (5) Về mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa; (6) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; (7) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

      - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác: (1) Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; (2) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; (3) Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; (4) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất; (5) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (6) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (7) Các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; (8) Chế độ sử dụng đất trong các khu công nghiệp.

      - Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp: (1) Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; (2) Về người sử dụng đất, hộ gia đình sử dụng đất; (3) Căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (4) Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; (5) Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; (6) Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; (7) Việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua việc thỏa thuận về quyền sử dụng đất; (8) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (9) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể; (10) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

      - Các chuyên gia, nhà khoa học: (1) Phạm vi điều chỉnh; (2) Giải thích từ ngữ; (3) Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (4) Việc cho phép chuyển nhượng, thế chấp quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền hằng năm; (5) Chế độ sử dụng đất đa mục đích, đất xây dựng công trình ngầm, trên không; (6) Nguyên tắc xác định giá đất, bảng giá đất, giá đất cụ thể.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn