Ngày 15/03/2023, kết thúc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/03/2023

Xin hỏi thời hạn kết thúc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là khi nào? - Câu hỏi của Thanh Viên (Kiên Giang).

    • Ngày 15/03/2023, kết thúc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)?

      Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 quy định về thời hạn kết thúc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) như sau:

      Thời gian lấy ý kiến Nhân dân

      Thời gian lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 03 tháng 01 năm 2023 và kết thúc vào ngày 15 tháng 3 năm 2023.

      Như vậy, ngày 15/03/2023 là ngày kết thúc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

      Đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi gồm những ai?

      Theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 quy định các đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong hoạt động tổ chức lấy ý kiến nhân dân như sau:

      Đối tượng, nội dung và hình thức lấy ý kiến

      1. Đối tượng lấy ý kiến

      - Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

      - Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;

      - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;

      - Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

      2. Nội dung lấy ý kiến

      a) Toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);

      b) Các nội dung trọng tâm do Chính phủ xác định phù hợp với từng nhóm đối tượng lấy ý kiến.

      3. Hình thức lấy ý kiến

      - Góp ý trực tiếp bằng văn bản;

      - Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

      - Thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.

      Theo đó, các đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm:

      - Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

      - Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;

      - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;

      - Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

      (Hình từ Internet)

      Yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa như thế nào?

      Tại Điều 3 Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 quy định về yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa như sau:

      - Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm. Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân với các hình thức thích hợp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia góp ý.

      - Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

      - Nội dung lấy ý kiến Nhân dân phải toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn, các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp được dư luận quan tâm.

      - Ý kiến đóng góp của Nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

      - Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; kiên quyết đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

      Việc tổ chức lấy kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được thực hiện nhằm mục đích gì?

      Điều 2 Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 nêu lên các mục đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi như sau:

      Mục đích của việc tổ chức lấy kiến Nhân dân

      1. Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

      2. Tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.

      3. Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.tổ chức lấy kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

      Theo đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa được thực hiện nhằm mục đích:

      - Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để:

      + Hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng,

      + Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

      - Tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.

      - Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.tổ chức lấy kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn