Người chiếm dụng đất rừng sản xuất từ năm 2005 thì có được công nhận quyền sử dụng đất hay không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/02/2017

Người chiếm dụng đất rừng sản xuất từ năm 2005 thì có được công nhận quyền sử dụng đất hay không? Về căn cứ sử dụng ổn định lâu dài thì chứng minh thế nào, nếu đây là đất lấn chiếm thì có được công nhận không hay bị xử lý thế nào?

    • 1. Theo quy định Khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2013/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

      Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.

      Như vậy, người sử dụng đất trong trường hợp của bạn có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi sử dụng ổn định lâu dài. Tuy nhiên đất này không rơi vào những trường hợp không cấp giấy chứng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2013/NĐ-CP như sử dụng đất trong quỹ đất công ích xã, người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

      2. Căn cứ sử dụng đất ổn định lâu dài thì căn cứ dựa trên các giấy tờ mà người sử dụng đất có được trong quá trình sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2013/NĐ-CP.

      3. Tuy nhiên nếu đây là trường hợp lấn chiếm đất đã được Nhà nước giao cho các đơn vị sử dụng thì sẽ bị sử lý theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2013/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn