Nhận khoán vườn cây gặp mưa lớn có được hỗ trợ thiệt hại không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/07/2022

Nhận khoán vườn cây gặp mưa lớn có được hỗ trợ thiệt hại không? Bên khoán có những quyền và trách nhiệm nào?

Chào ban biên tập, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên gia đình tôi có nhận khoán của nhà nước một vườn cây điều để làm ăn, bây giờ gặp phải mưa lớn ở địa phương khiến vườn cây bị gãy, thiệt hại nặng, gia đình thôi không biết phải làm sao, bây giờ có thể xin hỗ trợ thiệt hại được không?

Xin nhờ ban biên tập giải đáp. Tôi cảm ơn.

    • Nhận khoán vườn cây gặp mưa lớn có được hỗ trợ thiệt hại không?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán như sau:

      2. Quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán

      a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm về khoán.

      b) Được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên khoán trong trường hợp vi phạm hợp đồng khoán.

      c) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng.

      d) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, gia đình anh/chị nhận khoán vườn điều mà gặp mưa to gây thiệt hại nặng thì được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp luật.

      Bên khoán có những quyền và trách nhiệm nào?

      Theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của bên khoán như sau:

      1. Quyền và trách nhiệm của bên khoán

      a) Quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định lựa chọn bên nhận khoán theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, chịu trách nhiệm trước pháp Luật về khoán.

      b) Công bố công khai diện tích khoán, đối tượng nhận khoán đối với hình thức khoán ổn định trước khi tiến hành khoán và niêm yết danh sách hộ nhận khoán được ký hợp đồng khoán.

      c) Thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và giao kết tại hợp đồng khoán.

      d) Có trách nhiệm chia sẻ các lợi ích hình thành trên diện tích khoán (nếu có); hỗ trợ các hoạt động về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán.

      đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán. Hàng năm hoặc khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng khoán, bên khoán tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện và thanh toán theo hợp đồng hoặc thanh lý và quyết toán hợp đồng khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên.

      e) Được hủy bỏ hợp đồng khoán nếu bên khoán vi phạm hợp đồng khoán hoặc vi phạm pháp Luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn