Nội dung liên quan đến chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Đề nghị giải đáp một số nội dung liên quan đến chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ.
    • Sau khi nghiên cứu nội dung đơn và tài liệu gửi kèm theo, Bộ Xây dựng trả lời ông như sau:1. Nghị định số 61/CP đã quy định "Nhà nước thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà ở có điều kiện cải thiện chỗ ở". Như vậy, theo quy định của pháp luật thì những người đang có tên trong hợp đồng thuê nhà (không phân biệt là người đứng tên ký hợp đồng với Nhà nước hay các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà) đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng và mua diện tích nhà ở đang thuê theo hợp đồng.

      2. Hiện nay, Nhà nước không quy định phân chia diện tích một căn nhà thuộc sở hữu nhà nước có một hợp đồng thuê mà các thành viên trong hợp đồng đang cùng sử dụng chung nhà ở đó thành nhiều phần diện tích khác nhau để bán riêng cho từng thành viên trong hợp đồng, mà Nhà nước thực hiện bán nhà ở cho tất các thành viên có tên trong hợp đồng. Sau khi mua nhà ở, các thành viên này được quyền sở hữu chung diện tích nhà ở đã mua và thỏa thuận về việc phân chia nhà ở đó.

      3. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người được mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở và phải đóng đầy đủ tiền thuê nhà cho Nhà nước tính đến thời điểm ký kết hợp đồng mua nhà (không căn cứ vào việc người mua nhà có hộ khẩu tại căn nhà đó hay không).

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn