Phá dỡ công trình xây dựng được quy định ra sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Theo dõi sự thay đổi của Phá dỡ công trình xây dựng
Ngày hỏi: 24/08/2018

Xin chào, tôi tên Minh Thái đang là sinh viên ngành xây dựng. Trong quá trình học thì tôi có biết ở một số trường hợp thì cấn phá dỡ công trình xây dựng để có thể thực hiện một kế hoạch một dự định mới. Tuy nhiên còn về một quy định cụ thể ở giai đoạn trước khi Luật xây dựng 2014 có hiệu lực thì tôi vẫn chưa rõ lắm, các bạn vui lòng hỗ trợ giúp: Phá dỡ công trình xây dựng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi. (01234***)

    • Phá dỡ công trình xây dựng được quy định ra sao?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ theo quy định tại Điều 86 Luật xây dựng 2003, phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:

      1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

      a) Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới; công trình xây dựng tạm được quy định tại khoản 2 Điều 94 của Luật này;

      b) Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

      c) Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;

      d) Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép;

      đ) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

      2. Công tác phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

      a) Việc phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

      b) Việc phá dỡ công trình phải thực hiện theo giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.

      3. Trách nhiệm của các bên tham gia phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:

      a) Người được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

      b) Người đang sở hữu hoặc sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế phá dỡ và chịu mọi chi phí cho công tác phá dỡ;

      c) Người có trách nhiệm quyết định phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ra quyết định, quyết định không kịp thời, quyết định trái với quy định của pháp luật.

      Trên đây là nội dung tư vấn về phá dỡ công trình xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật xây dựng 2003. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn