Phân chia tài sản đất hương hỏa

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Nhà tôi có mãnh vườn 1.000 m2 do ông cố để lại, có lập di chúc để đất thành đất hương hỏa. Theo gia phả thì ông cố tôi có 2 người con trai, cả 2 đều mất, và  2 người đêu có mỗi một người con trai, con ông nội chú hiện định cư ở nước ngoài, riêng bố tôi đã mất , nhà có 5 người con, trong đó có 2 người đã làm nhà ở trên mãnh đất này. Theo như hiểu biết của tôi thì không một ai được hưởng tài sản hương hỏa này cả. Tuy nhiên, do nhu cầu giải phóng mặt bằng để mở đường, nên đất nhà của tôi bị mất bớt 130 m2, được nhà nước đền bù một khoản tiền là 700.000.000đ. ( theo như thông báo của ban đền bù ggiải phóng mặt bằng  là tiền đền bù cho mẹ tôi là người đang quản lý mãnh vườn và các anh chị em tôi theo luật thừa kế). Vì vậy, xin hỏi luật sư trong trường hợp này thì phải chia số tiền này cho hợp luật pháp.

    • Bạn không nói rõ phần đất này đã được cấp GCN hay chưa? Nếu đã đưộc cấp GCN thì người có tên trong GCN được quyền lãnh số tiền bồi thường.

      Nếu di chúc hợp pháp thì người có tên trong di chúc được hưởng. Nếu di chúc không hợp pháp thì chia theo pháp luật.

      Trường hợp chưa có GCN và nguồn gốc như bạn trình bày, các bê đều thừa nhận rằng đây là đất hương hỏa dùng vào việc thờ cúng thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản (người tạo lập) sẽ được hưởng như nhau. Nếu không còn hàng thừa kế thứ nhất thì đến hàng thừa kế thứ 2,....thứ 3.

      Về hàng thừa kế bạn tham khảo điều 676 BLDS.

      "Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

      1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

      b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

      c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

      2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

      3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn