Phí cưỡng chế thi hành quyết định phá dỡ nhà do ai chịu? Chủ sở hữu phải sống ở đâu trong thời gian phá dỡ, xây dựng lại nhà?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 11/07/2022

Phí cưỡng chế thi hành quyết định phá dỡ nhà do ai chịu? Chủ sở hữu phải làm thế nào trong thời gian phá dỡ, xây dựng lại nhà? Gia đình tôi không thuộc diện hộ nghèo nhưng do nhà xây dựng lâu năm nên thuộc trường hợp xuống cấp chính quyền bảo tôi phải xây dựng lại không thôi sẽ cưỡng chế nhưng nhà tôi hiện đang đầu tư tiền nên không thể phá dỡ xây dựng lại nhà. Tôi muốn hỏi là khi cưỡng chế phá dỡ nhà thì ai sẽ chịu phí phá dỡ? Gia đình tôi phải sống thế nào trong thời gian phá dỡ?

    • Phí cưỡng chế thi hành quyết định phá dỡ nhà do ai chịu?

      Căn cứ Điều 95 Luật Nhà ở 2014' onclick="vbclick('3F689', '364166');" target='_blank'>Điều 95 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở như sau:

      1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 92 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

      2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

      a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật này;

      b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật này.

      3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.

      4. Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

      a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;

      b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì chi phí cưỡng chế phá dỡ nhà sẽ do chủ sở hữu nhà ở người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình đối chiếu với trường hợp của anh/chị thì anh/chị là chủ sở hữu nhà nên phải chịu chi phí này. Trong trường hợp anh/chị không chịu chi trả thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản.

      Chủ sở hữu sống ở đâu trong thời gian phá dỡ, xây dựng lại nhà?

      Theo Điều 96 Luật Nhà ở 2014 quy định chỗ ở của chủ sở hữu khi nhà ở bị phá dỡ như sau:

      1. Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở khi nhà ở bị phá dỡ.

      2. Trường hợp phá dỡ nhà ở thuộc diện bị thu hồi đất thì chỗ ở của chủ sở hữu được giải quyết theo chính sách về nhà ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.

      3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì chỗ ở của chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được giải quyết theo quy định tại Điều 116 của Luật này.

      Theo đó, thì chủ sở hữu nhà ở sẽ phải tự lo chỗ ở cho mình.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn