Quyền sử dụng đất có được dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 02/07/2022

Quyền sử dụng đất có được dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không? Có phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không? 

Tôi có căn nhà đang xây là tài sản hình thành trong tương lai trên đất do tôi sở hữu, do tình hình làm ăn không khả quan nên hơi túng thiếu trong việc trả lương cho nhân viên và tôi muốn thế chấp căn nhà đang xây này và quyền sở hữu đất làm tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai có được không? Có phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không? Mong Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Quyền sử dụng đất có được dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không?
      (ảnh minh họa)
    • Quyền sử dụng đất có được dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không?

      Tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('72465', '368538');" target='_blank'>Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:

      Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

      1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

      2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

      3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

      4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

      Theo Điều 10 Nghị định này quy định quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất như sau:

      1. Việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất, dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với quyền sử dụng đất.

      2. Trường hợp tài sản gắn liền với đất là tài sản pháp luật không quy định phải đăng ký và cũng chưa được đăng ký theo yêu cầu mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.

      Trường hợp tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển.

      3. Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đang là bất động sản hưởng quyền bất động sản liền kề được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền đối với bất động sản liền kề vẫn có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân.

      4. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.

      Như vậy, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, anh/chị vẫn có thể dùng quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp trực tiếp theo quy định pháp luật.

      Có phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không?

      Quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014' onclick="vbclick('3F689', '368538');" target='_blank'>Điều 122 Luật Nhà ở 2014 về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau:

      1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

      Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.

      Căn cứ Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013' onclick="vbclick('34B1C', '368538');" target='_blank'>Điều 167 Luật Đất đai 2013 về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

      3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

      a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

      b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

      c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

      d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

      Bên cạnh đó Điều 54 Luật Công chứng 2014' onclick="vbclick('3A42E', '368538');" target='_blank'>Điều 54 Luật Công chứng 2014 về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản:

      1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

      2. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

      Theo đó, không có yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng mà chỉ hợp đồng thế chấp bất động sản, thế chấp nhà ở thì mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn