Quyết định thu hồi đất của UBND huyện.

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Năm 1979 tôi có đến ở và sản xuất trên diện tích đất hoang của chị gái tôi ( Được biết diện tích đất này là của chị gái tôi, có xác nhận của chính quyền xã. Năm 1987 tôi có xây 1 căn nhà trên 1 phần diện tích đất đó và đã được chính quyền cấp phép xây dựng. Năm 1992 chồng của chị tôi là ông B đến và đề nghị viết giấy ủy quyền diện tích đất này có nội dung: 1. Cho tôi sử dụng toàn bộ diện tích đất đó; 2. khi nào ông B lấy lại thì tôi phải giao toàn bộ lại cho ông B trừ ngôi nhà mà tôi đã xây dựng năm 1987. từ đó đến nay tôi sử dụng ổn định và có đống thuế thường xuyên diện tích đất trên và có xây thêm 2 căn nhà cho 2 con. đến năm 2009 thì ông B đòi lại đất với căn cứ đưa ra là tờ giấy ủy quyền trước đây và tờ vẽ  vị trí lô đất do chế độ cụ vẽ năm 1972. Năm 2011 UBnd huyện đã ra quyết định phạt hành chính 2 ngôi nhà tôi đã xây cho con tôi với lý do được xây dựng trên đất của ông B mà không được ông B đồng ý. năm 2015 UBnd huyện đã ra quyết định  cưỡng chế phá rở 2 căn nhà của con tôi và yêu cầu tôi trả lại toàn bộ diện tích đất cho ông B. Xin hỏi việc ra quyết định này là đúng hay sai? việc xác định chủ của diện tích đất này như thế nào, ai mới là chủ đất thực sự?

    • 1/ Nếu đúng là đất của chị gái bạn thì mọi chuyện do chị gái bạn quyết định. Trường hợp này các hành vi của chính quyền và ông B đều không đủ căn cứ pháp lý.

      2/ Nếu đất đó không phải của chị bạn thì việc ký giấy ủy quyền là một bằng chứng rất bất lợi cho bạn. Trường hợp này nhiều khả năng bạn chỉ được giữ lại căn nhà như đề cập trong giấy ủy quyền.

      3/ Trường hợp đất là tài sản chung của chị bạn và ông B thì việc phân định đúng sai sẽ khá rắc rối vì tài sản chung được định đoạt khi cả 2 người đó cùng đồng ý và bạn phải thu thập được đầy đủ chứng cứ để chứng minh rằng đất này đã được cho bạn. Khi xác định được ai đúng thì mới có căn cứ để đánh giá các hành vi của chính quyền liên quan đến các tài sản bạn nêu.

      Bạn có thể tham khảo thẩm quyền giải quyết tranh chấp như quy định của Luật Đất đai như dưới đây:

      Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

      Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

      1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

      2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

      a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

      b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

      3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

      a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

      b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

      4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn